18/6/20

Nhượng quyền thương hiệu đã chứng minh được sức hấp dẫn của mình với các chủ đầu tư, đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát. Số tiền bạn bỏ ra đôi khi nhỏ hơn rất nhiều với ngân sách để xây dựng một thương hiệu riêng.
Về chất lượng dịch vụ, sản phẩm đều được quy chuẩn hóa theo hệ thống, hoạt động đào tạo chuyên môn cũng như cách thức quản trị đều được hỗ trợ. Các hoạt động marketing, làm thương hiệu theo hệ thống, từ trụ sở chính, có đánh giá và nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu vô cùng kỹ lưỡng. Nếu bạn đang có ý định đầu tư nhượng quyền cafe, hãy tham khảo 1 trong 5 thương hiệu “vàng” sau đây:

Milano Coffee

Cái tên đầu tiên được nhắc đến trong chuỗi các thương hiệu nhượng quyền là Milano Coffee. Về thực đơn cũng như các sản phẩm là từ cafe của quán ở mức giá bình dân từ 15.000đ. Thành công với chiến lược định vị rõ ràng, mức giá dễ chịu. Chi phí nhượng quyền của thương hiệu này rơi vào khoảng 80 – 100 triệu đồng. Nếu nguồn vốn của bạn không quá lớn, việc đầu tư ngân sách kinh doanh cafe ở tầm 100 triệu là hoàn toàn hợp lý, dễ triển khai, dễ tiếp nhận quản lý và giá cả phải chăng.

Viva Star Coffee

Về chất lượng đồ uống và cả không gian quán phù hợp với nhiều nhóm đối tượng từ học sinh, sinh viên đến nhân viên văn phòng. Định vị mình là một thương hiệu cafe bình dân, chính không gian và tinh thần cafe đã giúp cho hệ thống này ghi điểm trong mắt người dùng.

Ước tính trung bình để mở một quán cafe nhượng quyền của Viva Star Coffee tại TP. Hồ Chí Minh rơi vào khoảng 1.1 tỷ. Với các điều kiện kèm theo như: mặt bằng đảm bảo, có năng lực quản lý cũng như ngân sách đầu tư.

Cộng cafe

Là một trong những thương hiệu gây được dấu ấn bằng chính bằng cách thức trang trí thời bao cấp đã xen những mảng màu hiện đại. Thời điểm mà Cộng cà phê ra đời, các quán đang tranh thủ xây dựng không gian chuẩn theo phong cách phương Tây, hiện đại. Ít người tìm được không gian đủ thanh bình, hoài niệm ở chốn phồn hoa phố thị.

Đối với thị trường có vô vàn quán cafe mọc lên nhưng Cộng cafe vẫn luôn khẳng định được giá trị của mình. Minh chứng là việc đã thương hiệu này đã chính thức đặt chân đến mảnh đất Hàn Quốc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các khách hàng nơi đây.

Trung Nguyên Coffee

Thương hiệu cafe nổi tiếng này của Đặng Lê Nguyên Vũ là thương hiệu cafe Việt đầu tiên trên thị trường áp dụng hình thức nhượng quyền. Vị thế người dẫn đầu trong số những thương hiệu cafe Việt đã giúp hãng vươn mình ra thị trường nước ngoài. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu về đối tác nhượng quyền của Trung Nguyên Coffee, bạn cần chuẩn bị số vốn khoảng 3,5 tỷ đồng, bao gồm: phí nhượng quyền, phí đào tạo, phí quản lý, phí set up.. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần chi thêm 5% doanh thu mỗi tháng cho thương hiệu vì đăng ký nhượng quyền thương hiệu.

Highlands Coffee

Minh chứng điển hình của chuỗi cafe nhượng quyền, Highlands Coffee không chỉ đứng đầu về doanh thu trong số các ông lớn ngành cafe mà tốc độ phát triển cũng vô cùng đáng nể phục. Bằng việc mang lại giá trị đích thực cho khách hàng bằng những sản phẩm chất lượng, quy trình chuyên nghiệp, bài bản, cùng với đó là mức giá phù hợp. Tính đến tháng 2/2019, Highlands Coffee đã nâng tổng số cửa hàng lên đến 211 cửa hàng trên toàn quốc cũng như mang lại khối lượng lợi nhuận khổng lồ.

Để có đủ điều kiện tiếp nhận nhượng quyền của Highlands Coffee, bạn cần phải đảm bảo điều kiện cần và đủ bao gồm: vốn đầu từ trong khoảng từ 4 – 5 tỷ đồng, về địa điểm kinh doanh cần phải đảm bảo được gần khu vực trung tâm hoặc các khu vực đông dân cư, các tòa cao ốc tập trung các văn phòng, căn hộ hoặc cũng có thể trong các trung tâm thương mại thuận tiện giao thông. Diện tích từ 150m2 trở lên.

Trong đó, cách tính phí nhượng quyền của hãng này được tính là 7% với chi phí quản lý vận hành là 5% doanh số được kéo dài trong 5 năm. Highlands Coffee cũng là một trong những hãng khá khắt khe trong việc lựa chọn đối tác nhượng quyền của mình, bởi vậy ngân sách thôi chưa đủ, khả năng tiếp nhận và quản lý mô hình cũng được xem trọng.

Nguồn: cukcuk
Read More

20/10/19

F&B là gì? Bộ phận F&B trong khách sạn có vai trò như thế nào? Công việc chính của bộ phận F&B trong hoạt động kinh doanh khách sạn là gì?

F&B là gì?
F&B là thuật ngữ viết tắt của từ Food and Beverage Service (hay còn gọi là dịch vụ nhà hàng và quầy uống). Đây là một loại hình dịch vụ chuyên cung cấp thức ăn và đồ uống cho thực khách.

Trong khách sạn, F&B Service là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu về ăn uống cho du khách khi họ lưu trú tại khách sạn. Ngoài ra, ở các khách sạn lớn, quy mô từ 3-4 sao trở lên, bộ phận FB còn chịu trách nhiệm về vấn đề ăn uống cho nhân viên tại khách sạn và cung cấp các dịch vụ kèm theo như: tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách,…

F&B trong khách sạn không giống như các loại hình FB kinh doanh độc lập ở bên ngoài. Đó có thể là một quầy bar nhỏ, xinh xắn bên cạnh hồ bơi với những ly cocktail rực rỡ hay một tổ phục vụ chuyên phục vụ thức ăn, đồ uống tại phòng cho khách hàng hay một không gian cà phê ấm áp ở phòng đọc báo, một quầy rượu ở khu vực tiền sảnh hay một không gian nhà hàng sang trọng nằm độc lập trong khuôn viên của khách sạn, …

Vai trò của F&B trong khách sạn

F&B đáp ứng nhu cầu ăn uống của thực khách

Vai trò đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của bộ phận FB là thoả mãn nhu cầu ăn uống của khách hàng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng lên, giờ đây khi đi du lịch, khách hàng thường tìm kiếm và lựa chọn những khách sạn có thể đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của họ. Ngoài nhu cầu lưu trú thì những nhu cầu thiết yếu khác như: ăn uống, giải trí, đi lại cũng là yếu tố mà du khách đặc biệt quan tâm.

Dù đối tượng khách hàng của bạn ai, thuộc tầng lớp nào, thì chắc chắn vấn đề về ăn và ở là nhu cầu thiết yếu và luôn có sự đòi hỏi cao nhất. Khi đi du lịch du khách không chỉ muốn được thưởng ngoạn những cảnh sắc đẹp, những trải nghiệm thú vị mà còn muốn có những phút giây thư giãn, tận hưởng cuộc sống.
Khách sạn của bạn mang đến cho họ một không gian nghỉ ngơi sang trọng với đầy đủ tiện nghi đáp ứng như cầu về ở của họ. Chỉ còn vấn đề về ăn uống, nếu khách sạn của bạn đã có sẵn khu vực nhà hàng với những món ăn địa phương đặc sắc và cả những quầy uống hiện đại với đủ các loại đồ uống từ Á đến Âu, thì chắc chắn khách hàng sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ của bạn thay vì phải chạy ra ngoài mỗi khi có nhu cầu.
Chính vì vậy, FB đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, đảm bảo chất lượng phục vụ, đáp ứng một cách tối ưu những nhu cầu cấp thiết của du khách.


F&B góp phần thúc đẩy doanh thu cho khách sạn

Theo như các bản thống kê, báo cáo của nhiều khách sạn, F&B là loại hình dịch vụ mang về nguồn lợi nhuận cao thứ hai trong các loại hình dịch vụ của khách, chỉ sau dịch vụ buồng phòng.
Ngoài ra, dịch vụ F&B phải tốt thì khách sạn mới có thể thu hút được nhiều hợp đồng về dịch vụ ăn uống, tiệc tùng, như: tiệc hội nghị, tiệc cưới, tiệc sinh nhật…. Đây cũng là một nguồn doanh thu đem về lợi nhuận cao cho các chủ khách sạn.


Vai trò của bộ phận F&B tăng cường nhận diện thương hiệu cho khách sạn
Bộ phận F&B cũng là một trong những yếu tố quan trọng để các chủ đầu tư tạo dựng và phát triển thương hiệu cho khách sạn của mình. Nếu dịch vụ F&B của bạn phát triển, sẽ làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu và cũng là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng sử dụng các loại dịch vụ khác của khách sạn.
Hơn thế nữa, dịch vụ F&B cũng là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng nhớ đến khách sạn của bạn. Với chất lượng phục vụ tốt, các món ăn, đồ uống ngon, đặc sắc cũng là một trong những lý do để du khách quay trở lại khách sạn trong những chuyến ghé thăm sau. Và chắc chắn, họ cũng khồng ngần ngại khi để lại những feedback tốt, tích cực về khách sạn của bạn trên những website đặt phòng trực tuyến hay những trang diễn đàn về khách sạn, du lịch.

Với những vai trò quan trọng của mình, F&B đang trở thành một hướng đi chiến lược của nhiều khách sạn tại Việt Nam hiện nay trong việc thu hút khách hàng, phát triển thương hiệu cũng như thúc đẩy doanh thu của khách sạn. Để có một hướng đi đúng đắn và hiệu quả nhất, các chủ đầu tưu cần phải nghiên cứu thật kỹ về loại hình dịch vụ này, từ định nghĩa F&B là gì? Vai trò của bộ phận F&B trong khách sạn cho đến những loại hình F&B, quy mô tổ chức, nhân sự,… để vạch ra một kế hoạch cụ thể và hoàn hảo nhất.

Read More

28/9/19

Lực lượng lao động nước ta lên tới hơn 50 triệu người, có thể coi là 'mỏ vàng' để các doanh nghiệp cung ứng suất ăn công nghiệp khai thác và phát triển với dung lượng thị trường lên tới cả ngàn tỷ mỗi ngày.
Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nước ta có hơn 55 triệu lao động. Dự báo, đến năm 2025, lực lượng lao động ước đạt 63 triệu người. Điều kiện lao động công nghiệp hóa, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng; thời gian lao động ngày càng nghiêm ngặt, khiến việc tổ chức bữa cơm tại nhà máy, xí nghiệp trở nên phức tạp và giảm hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp có số người lao động trong ca lớn.

Khoảng hai chục năm trở lại đây, nhu cầu suất ăn công nghiệp tăng cao thúc đẩy ngành này phát triển mạnh mẽ. Thị trường này có thể coi là “mỏ vàng”, giàu tiềm năng phát triển nhưng chưa khai thác hết và còn nhiều bất cập, thậm chí là bát nháo.
Suất ăn công nghiệp có thể hiểu là những suất ăn được hoàn thành trong thời gian ngắn với số lượng lớn, phục vụ nhiều người cùng một lúc và có giá thành khá rẻ. Đối tượng của các đơn vị kinh doanh suất ăn công nghiệp thường là khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các bệnh viện, trường học lớn…
Theo các chuyên gia, thị trường suất ăn công nghiệp tại Việt Nam hiện nay mới chỉ xuất hiện một vài doanh nghiệp có quy mô tương đối khá, như công ty GOCOVINA, Oversea, GreenGoco, Lê Thanh Sơn, Nguyên Khang, Tú Anh… (ở TP. HCM); Công ty HASECA, Nhật Anh, Foseca… (ở Hà Nội).

Tuy vậy, các doanh nghiệp cung ứng suất ăn công nghiệp hiện nay chưa có điển hình nào tập trung mở rộng về quy mô và có thể chiếm lĩnh được thị trường. Thực thế thị trường này rất phân mảnh và vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng lớn.
Còn chưa kể tới hàng chục triệu lao động có nhu cầu sử dụng bữa ăn trưa ở khu vực cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, lao động tại các trung tâm thành phố lớn hiện nay thuộc “thị phần” của các quán cơm “bụi”, quán cơm văn phòng nhỏ lẻ ở các ngõ ngách, không đảm bảo về chất lượng dinh dưỡng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chỉ tính riêng Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, có gần 66.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trong đó có gần 2.900 bếp ăn tập thể, mỗi ngày cung cấp gần 944.000 suất ăn. Hiện tại, Hà Nội có 9 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động, với khoảng 150 ngàn công nhân. Trong đó có khoảng 234 bếp ăn tập thể và mỗi bếp ăn phục vụ từ 80 đến 3.000 suất ăn/ngày.
Chỉ cần một phép tính đơn giản, mỗi suất ăn công nghiệp khoảng 20.000 đồng, mà lực lượng lao động hơn 50 triệu người thì có thể thấy dung lượng của thị trường lên tới 1.000 tỷ đồng/ngày – Một thị trường tiềm năng, còn rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường.

"Mỏ vàng" thị trường suất ăn công nghiệp với dung lượng hàng ngàn tỷ đồng/ngày vẫn chưa được doanh nghiệp khai thác hết. Ảnh minh họa

Mặc dù vậy, vấn đề quan trọng và khó khăn nhất với các doanh nghiệp lĩnh vực này là làm sao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu chế biến và nấu nướng, ngay cả khâu phân chia, lưu trữ và vận chuyển; đồng thời tạo tính chuyên nghiệp và đảm bảo tất cả các quy trình được diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, thời gian qua xảy ra không ít các vụ ngộ độc tập thể tại các khu công nghiệp, trường học cho thấy việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở các đơn vị cung ứng suất ăn công nghiệp còn lỏng lẻo, bất cập.
Hiện nay có 2 hình thức phục vụ ăn uống tại các doanh nghiệp, đơn vị là: Bếp ăn tập thể ký hợp đồng cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp với các công ty có giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống (chiếm 80%) và do đơn vị tự nấu phục vụ nhân viên (chiếm 20%). Ông Cao Văn Trung, Phó Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế), nguồn thực phẩm nguyên liệu cung cấp cho bếp ăn tập thể rất đa dạng, nên khó kiểm soát về chất lượng, an toàn.

Qua khảo sát, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến. Nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm là phần lớn người quản lý bếp ăn tập thể chủ quan, kiến thức về lựa chọn cơ sở cung cấp thực phẩm còn hạn chế.

Suất ăn công nghiệp tại một bếp ăn tập thể ở Hà Nội
Read More

24/9/19

UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định thành lập cụm công nghiệp Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, trên diện tích 40 ha.

Theo đó, tỉnh dành khoảng 147 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ nay đến năm 2021; trong đó, ngân sách tỉnh 84 tỷ đồng, số tiền còn lại là nguồn vốn kêu gọi đầu tư.
Cụm công nghiệp này hoạt động chủ yếu các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại; chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm thủy sản; sản xuất hàng may mặc; sửa chữa, gia cầm các sản phẩm cơ khí; các ngành công nghiệp hỗ trợ như may công nghiệp, may khẩu trang y tế…
Như vậy, từ tháng 3 đến nay, tỉnh Trà Vinh đã quyết định thành lập 4 cụm công nghiệp, gồm: Tân Ngại 21,12 ha (huyện Châu Thành), Sa Bình 32,58 ha (thành phố Trà Vinh), Phú Cần 10,5 ha (huyện Tiểu Cần) và Hiệp Mỹ Tây 40 ha (huyện Cầu Ngang) với tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 4 cụm công nghiệp này ước khoảng 701 tỷ đồng; trong đó, nguồn sách tỉnh khoảng 356 tỷ đồng, số tiền còn lại tỉnh kêu gọi đầu tư.

KCN Long Đức - Trà Vinh
Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp này do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng các địa phương (các huyện và thành phố) làm chủ đầu tư.

Tỉnh Trà Vinh hiện có 3 khu công nghiệp, gồm: Long Đức 100 ha, Cầu Quan 120 ha và Cổ Chiên 200 ha; trước đó, tỉnh cũng đã công bố quy hoạch thành lập 13 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh./.

Theo TinKinhTe
Read More

Vì ngày ǝm đến là ngày rơi mùa hè. Bầu trời lấp lánh những cánh hoa như sao tỏa bay.
Dường như là vẫn thế ǝm không trở lại, mãi mãi là như thế ɐnh không trẻ lại. Dòng thời gian trôi như ánh sao băng...