18/6/20

Xem phần 1: Sếp nữ gốc Việt chia sẻ quy trình tuyển dụng ở Google: Chúng tôi tìm kiếm tài năng dạng thô, ứng viên giỏi xoay sở, chứ không ưu tiên kinh nghiệm
Google nổi tiếng là môi trường làm việc trong mơ đối với rất nhiều nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Giống với nhiều tập đoàn công nghệ lớn khác, việc tuyển dụng vào Google luôn là đề tài được quan tâm trên các phương tiện truyền thông, với rất nhiều các bài viết tư vấn, các mẫu câu hỏi phỏng vấn "hack não" và các vòng tuyển dụng cạnh tranh khắc nghiệt.
Bà Melissa Nguyễn, Giám đốc Quốc gia về Giải pháp Khách hàng tại Việt Nam và Thái Lan tại Google đã có những chia sẻ rất thẳng thắn với các doanh nghiệp Việt Nam về cách tập đoàn này đánh giá ứng viên tiềm năng và giữ chân nhân tài. Buổi chia sẻ được thực hiện tại trụ sở Google tại Singapore, trong khuôn khổ chương trình Talentnet Business Innovation Showcase - TBIS 2019, với chủ đề Zigzag Transformation, do Công ty Talentnet tổ chức ngày 20/6 vừa qua.

Bà Melissa Nguyễn, Giám đốc Quốc gia về Giải pháp Khách hàng Việt Nam và Thái Lan tại Google chia sẻ trong sự kiện.
* Chào Melissa, tôi rất ấn tượng với việc bà không căn cứ hoàn toàn vào kinh nghiệm làm việc để đánh giá ứng viên. Nhưng trong thực tế, các ứng viên như vậy sẽ cần sự thích ứng với những công việc họ chưa bao giờ làm. Vậy Google làm gì để giúp những ứng viên như vậy thích nghi hòa nhập nhanh chóng với công việc và phát huy tốt nhất khả năng của họ?

Melissa: Tôi đánh giá cao câu hỏi của bạn. Khi tôi gia nhập Google, công việc tôi nhận được tại đây là sales và đây cũng là lần đầu tiên tôi làm quen với công việc liên quan đến tiếp thị số (digital marketing).
Cách thức Google áp dụng với các nhân viên mới đó là cho họ thời gian để học hỏi. Ở vị trí sales, tất cả các nhân viên mới có thời gian 1 quý không cần đảm bảo các chỉ tiêu. Trong quý đó, họ sẽ tập trung học hỏi. Chúng tôi có cả những chương trình học tập chính thức, cũng như chương trình hỗ trợ nhân sự từ đồng nghiệp.
Điều quan trọng bạn phải biết bạn cần học những gì, rồi ai đó mới có thể giúp đỡ bạn và bạn sẽ định hình được sự thành công đối với vị trí công việc này.

Tôi có thể nói với một người mới tại team của mình, người trước đây chưa từng làm công việc được giao bao giờ, rằng bạn cần những gì. Ví như nếu anh ta trả lời anh ta cần làm chủ tinh năng sản phẩm, thì tôi sẽ chỉ ra đây những thứ anh có thể học, những người có thể giúp anh. Nếu anh ta nói anh cần học hỏi về sales, thì đây là những người có thể chỉ dẫn anh về sales.
Bạn cần rất rõ ràng về thời gian học hỏi, cũng như những thứ mà một người cần để đạt được mục tiêu học hỏi đó. Điều quan trọng ở đây là cần liên tục học hỏi.
Cầu thang 6 màu biểu tượng của Google tại văn phòng Singapore.
* Bà đang làm việc với 2 thị trường (Việt Nam và Thái Lan), bà đã gặp những khó khăn gì khi phát triển, mở rộng đội ngũ của mình?

Melissa: Khi tôi bắt đầu 3 năm trước, team của tôi chỉ có 5 người, nay là 35 người. Tôi cũng quản lý gián tiếp một vài team khác cũng có tốc độ mở rộng từ 2 tới 3 lần. Và khó khăn lớn nhất tôi gặp phải đó là nâng cao tiêu chuẩn (raising the bar).

Các vấn đề của chúng ta không bao giờ dễ dàng đi, mà chỉ trở nên ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Do vậy chúng ta cần những con người mới vào có khả năng cao hơn những người ra đi. Nhưng làm được điều này vô cùng khó khăn. Bởi để gia nhập team, ứng viên phải ít nhất vượt qua những tiêu chuẩn hiện có. Nếu tôi chỉ tìm kiếm 5 người với tiêu chuẩn như vậy thì không quá khó, nhưng với 35 người đó là một việc khó hơn rất nhiều.
Sẽ rất cám dỗ để gian lận hay qua loa, ví dụ như nói vị trí này đã được bỏ trống rất lâu và ứng viên này có vẻ đủ tốt. Khi chúng tôi nói "đủ tốt" nghĩa là chúng tôi đã bắt đầu đi xuống. Thay vào đó, chúng tôi sẽ phải nghiêm túc giữ những tiêu chuẩn cao đó.

* Như chúng ta biết, Google là một trong những công ty đổi mới nhất trên thế giới. Bà có thể chia sẻ công ty đã làm thế nào để khích lệ sự sáng tạo của nhân viên, cũng như khuyến khích việc học hỏi những kĩ năng cần thiết?

Melissa: Trước tiên tôi muốn hỏi các bạn rằng các bạn nghĩ đâu là khó khăn lớn nhất trong việc tuyển dụng, xây dựng một đội ngũ của các bạn. Liệu nó có phải thu hút các ứng viên?
Không, đó là giữ chân nhân viên. Giữ chân nhân viên là sự đầu tư tốt nhất trong chiến lược tuyển dụng nói chung. Đừng bao giờ đánh mất những nhân lực tốt. Bản chất của sự đầu tư này là hãy cho nhân viên một lí do để ở lại với công ty.

Tại Google, tôi của ngày hôm nay đã trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều so với tôi của 3 năm trước. Các bạn sẽ không thể tưởng tượng những việc tôi được yêu câu phải làm lúc đó. Nhưng với những gì Google đã đầu tư vào tôi, tôi đã và đang luôn cảm thấy hạnh phúc.
Cốt lõi của văn hóa chăm sóc nhân viên tại Google là sự duy trì (retention). Khi nhân viên của bạn hạnh phúc, họ sẽ không chỉ ở lại công ty lâu dài hơn, mà họ còn trở nên sáng tạo hơn trong công việc.
Rõ ràng có một sự khác biệt đáng kể khi vấn đề được giải quyết bởi một người mệt mỏi và bởi một người tràn đầy năng lượng. Khi người ta tràn đầy năng lượng, người ta trở nên vô cùng sáng tạo và các vấn đề cũng vì thế mà trở nên bớt rắc rối hơn. Tóm lại, điều tiên quyết đó là luôn giữ cho nhân viên hạnh phúc để họ có thể thực hiện công việc tốt nhất khả năng của họ.

* Một câu hỏi cho cá nhân bà, bà đã làm thế nào để luôn giữ được nhiệt huyết cho bản thân và khích lệ những người xung quanh?

Melissa: Tôi muốn bắt đầu bằng việc nhắc lại tôi là trưởng phụ trách sales tại 2 nước. Nhưng tôi không muốn ai trong đội ngũ của tôi coi công việc là sales.
Nếu họ thắc mắc ý của tôi là gì, thì tôi sẽ trả lời: công việc thực sự của chúng ta là xây dựng việc kinh doanh và giúp công việc kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển. Và thật may mắn, công ty của chúng tôi không phải là một công ty thuốc lá, bởi nếu công ty của chúng tôi thành công, khách hàng của chúng tôi sẽ gặp nguy hại. Ngược lại, chúng tôi ở một vị trí mà nếu khách hàng của chúng tôi thành công, chúng tôi sẽ thành công. Do đó, chúng tôi có thể tập trung vào thành công của khách hàng. Chúng tôi, những người xây dựng việc kinh doanh, đang ra sức giúp các doanh nghiệp phát triển với chuyên môn trong lĩnh vực quảng cáo số.

Điều thực sự khiến tôi luôn giữ được nhiệt huyết trong công việc đó là công cuộc số hóa mà chúng tôi thúc đẩy tại 2 thị trường mà tôi đang làm việc. Theo tôi, điều giá trị mà một quốc gia có thể làm đó là mang những công nghệ tiên tiến tới người người dân. Những gì mà các công ty như Google đang làm đang giúp thúc đẩy công cuộc này. Đây là điều khích lệ tôi và đội ngũ của tôi làm việc.
Một góc làm việc xanh tại văn phòng Google Singapore.
* Bà thấy sự linh hoạt trong cách làm việc ở Google như thế nào? Và bà khuyến khích các nhân viên của mình tận dụng sự linh hoạt này như thế nào?

Melissa: Sự linh hoạt là một con dao hai lưỡi. Sự linh hoạt có nghĩa là bạn có thể làm việc bất kì khi nào bạn muốn, tại bất kì đâu bạn muốn. Nó cũng có nghĩa là tôi có thể làm việc không ngừng nghỉ.
Sự linh hoạt ở đây mang ý nghĩa của sự trao quyền tự chủ. Bạn quyết định sự linh hoạt trong cách làm việc phù hợp với lối sống của bạn. Điều đó cũng có nghĩa bạn chính là người quyết định khi nào bạn nên kết thúc công việc trong ngày. Bởi nếu bạn hỏi tôi đâu là ngày làm việc của tôi, tôi không thực sự có câu trả lời.
Bên cạnh sự trao quyền tự chủ, sự linh hoạt trong cách làm việc còn gắn liền với tự kiểm soát. Bởi con người sẽ kiệt sức nếu họ không đặt ra điểm bắt đầu và điểm kết thúc cho một ngày làm việc của họ.

Cách làm lý tưởng nhất tôi nghĩ là cố định một sự cam kết dành cho công việc. Giả sử, nếu tôi cam kết rằng tôi sẽ chịu trách nhiệm làm những việc này, và đây là những việc tôi sẽ làm, thì bằng mọi cách tôi sẽ đảm bảo đầu ra kết quả cho những cam kết của tôi. Và người quản lý không nên kiểm soát đầu vào công việc tôi thực hiện, mà chỉ nên tập trung ở đầu ra kết quả công việc của tôi.
Lấy ví dụ cho thị trường Thái Lan và Việt Nam, giả sử Google muốn tôi phải phát triển thị trường tăng trưởng x phần trăm. Google sẽ không thể kiểm soát tôi phải làm việc ít nhất 40 tiếng một tuần, và ít nhất trong 20 ngày phải đạt được mục tiêu đó. Mà họ sẽ chỉ nên tập trung vào trách nhiệm của tôi với kết quả đầu ra của công việc. Và tôi cũng áp dụng điều này với đội ngũ của tôi. Khi họ được giao một công việc, tôi sẽ không quan tâm họ làm việc ở đâu mà sẽ thật rõ ràng với họ về chỉ tiêu đầu ra của công việc, đó là điểm mấu chốt của sự linh hoạt trong cách làm việc.

* Đúng là ở các công ty công nghệ ngày nay, chúng ta bớt cảm thấy mệt mỏi và áp lực khi làm việc nhờ vào sự linh hoạt mà chúng ta được trao, nhưng cũng cần được kiểm soát một cách hợp lí nếu không mọi việc sẽ đi quá đà. Cảm ơn những chia sẻ của bà!

Nguồn- Trí Thức Trẻ
Read More

24/9/19

UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định thành lập cụm công nghiệp Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, trên diện tích 40 ha.

Theo đó, tỉnh dành khoảng 147 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ nay đến năm 2021; trong đó, ngân sách tỉnh 84 tỷ đồng, số tiền còn lại là nguồn vốn kêu gọi đầu tư.
Cụm công nghiệp này hoạt động chủ yếu các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại; chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm thủy sản; sản xuất hàng may mặc; sửa chữa, gia cầm các sản phẩm cơ khí; các ngành công nghiệp hỗ trợ như may công nghiệp, may khẩu trang y tế…
Như vậy, từ tháng 3 đến nay, tỉnh Trà Vinh đã quyết định thành lập 4 cụm công nghiệp, gồm: Tân Ngại 21,12 ha (huyện Châu Thành), Sa Bình 32,58 ha (thành phố Trà Vinh), Phú Cần 10,5 ha (huyện Tiểu Cần) và Hiệp Mỹ Tây 40 ha (huyện Cầu Ngang) với tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 4 cụm công nghiệp này ước khoảng 701 tỷ đồng; trong đó, nguồn sách tỉnh khoảng 356 tỷ đồng, số tiền còn lại tỉnh kêu gọi đầu tư.

KCN Long Đức - Trà Vinh
Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp này do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng các địa phương (các huyện và thành phố) làm chủ đầu tư.

Tỉnh Trà Vinh hiện có 3 khu công nghiệp, gồm: Long Đức 100 ha, Cầu Quan 120 ha và Cổ Chiên 200 ha; trước đó, tỉnh cũng đã công bố quy hoạch thành lập 13 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh./.

Theo TinKinhTe
Read More

28/7/19

Công ty Masan Nutri-Science (MNS) – một công ty thành viên của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan) đã chính thức đổi tên thành Masan MEATLife (MML) và công bố kế hoạch đưa MML giao dịch trên thị trường UPCoM trong năm 2019.

Sau 4 năm thành lập (từ năm 2015), Công ty Masan Nutri-Science đã chuyển đổi mô hình kinh doanh sản phẩm nông nghiệp sang mô hình kinh doanh thịt đóng gói có thương hiệu phục vụ cho người tiêu dùng.
MML đã ra mắt thành công sản phẩm thịt mát đầu tiên được chứng nhận với công nghệ chế biến đạt chuẩn châu Âu mang thương hiệu “MEATDeli” vào tháng 12/2018.


Cho đến nay, MML đã phục vụ hơn 700.000 người tiêu dùng với hơn 125 điểm bán tại Hà Nội và có kế hoạch chính thức giới thiệu sản phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9/2019.
MEATDeli dự kiến đạt doanh thu từ 500 – 1.000 tỷ đồng trong năm 2019 với hơn 500 điểm bán tại miền Bắc và miền Nam. MML kỳ vọng đến năm 2022, các sản phẩm thịt có thương hiệu sẽ đóng góp 50% – 70% doanh thu của công ty.
Nằm trong chiến lược chuyển đổi sang mô hình FMCG có tốc độ tăng trưởng nhanh, Masan có kế hoạch đăng ký giao dịch MML trên UPCoM.

Ngoài việc mang đến tính minh bạch cho các cổ đông, việc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM cũng là bước đi chiến lược góp phần đưa MML đạt mục tiêu IPO theo tiêu chuẩn quốc tế trên sàn chứng khoán HOSE vào năm 2022 – 2023. Điều này cũng nhất quán với chiến lược tổng thể của Masan Group nhằm niêm yết tất cả các công ty thành viên trên các sàn giao dịch chính trong năm 2022-2023 để đem lại giá trị tối đa cho cổ đông.
Việc đăng ký giao dịch cổ phiếu của MML trên UPCoM đang thực hiện theo các quy định hiện hành và phê duyệt của công ty.
Nguồn: dautuchungkhoan
Read More

1/7/19

"Những thứ tôi thực sự tìm kiếm là những gì xảy ra trong bộ óc của ứng viên khi họ được đưa vào những tình huống giả định. Tôi luôn nhìn vào những gì được biểu lộ qua ánh mắt của ứng viên. Khi thấy anh ta trông sợ hãi hay anh ta rất thích thú với vấn đề hóc búa, bạn sẽ nhìn ra cách một người sẽ xử lý vấn đề phức tạp như thế nào".
Read More

26/6/19

▶ Khi Shark Linh Trở Thành Startup, Mọi Chuyện Sẽ Thay Đổi Như Thế Nào ? | Cafe KN Mùa 2 - Tập 7

CAFÉ KHỞI NGHIỆP phát sóng vào 7h sáng Thứ 6 hàng tuần trên HTV7. Một chương trình truyền hình do HTV7 phối hợp thực hiện cùng TV Hub Entertainment & Media Group độc quyền sản xuất năm 2018. 


Read More

24/2/18


Câu hỏi cốt yếu để trở nên thành đạt nhiều khi không phải là bạn sẵn sàng cố gắng vì điều gì mà là bạn dám hy sinh những thứ gì. Ví dụ, bạn sẽ thấy những người thành công thường hay đánh mất sự thanh thản trong tâm hồn.
Phong trào start-up đang ngày càng nở rộ, khiến ai cũng nghĩ việc đứng lên làm chủ cuộc đời sẽ mang lại cho họ cảm giác hạnh phúc và thoải mái. Nhưng thực tế có phải như vậy hay không?

Hãy cùng nghe Todd Belveal, nhà sáng lập kiêm CEO công ty Washlava chia sẻ trên diễn đàn Quora về những thứ bạn sẽ phải hi sinh khi tự mình khởi nghiệp để trở nên thành đạt.

1. Sự thanh thản trong tâm hồn



Đừng nghĩ rằng doanh nhân sẽ có khoảng thời gian thư thái cho tâm hồn.
Bản thân tôi là người hay nghĩ ngợi nhiều, nhưng vào mỗi sáng thức dậy, tôi làm cảm thấy vô cùng phấn chấn. Hoặc là cực kỳ có cảm hứng, hoặc là run lên vì sợ hãi. Đôi lúc lại là sự pha trộn của cả hai, mỗi thứ một chút – và cảm giác rất thú vị.
Chẳng hạn, có những lúc tôi dừng làm việc để dành vài tuần đi du lịch cho khuây khỏa. Nhưng kể cả khi đó, công việc lúc nào cũng thường trực trong đầu tôi. Có thể chuyến du lịch này sẽ tiêu tốn của tôi khoản tiền 75,000 USD (khoảng 1,7 tỷ đồng) chỉ để chi trả tiền lương cho nhân viên trong suốt 2 tuần đó.

Đó là điều không dễ để quên được. Đúng là không nên ám ảnh quá mức vì tiền bạc. Nhưng cái cảm giác khi chứng kiến tài khoản ngân hàng của bạn dần cạn kiệt đi, nó thực sự rất đau đầu. Nó luôn thường trực trong đầu bạn.
Và không phải chỉ là giá trị vật chất không thôi, mà kèm theo đó là những nỗi lo và sự sợ hãi nữa – giống như con thuyền trôi vào bờ, mời gọi bạn tham gia vào chuyến du hành bão táp cùng nó.
Vì thế, đừng nghĩ rằng doanh nhân thành đạt sẽ có khoảng thời gian thư thái cho tâm hồn. Nhưng bạn nên học cách tận hưởng những lúc nghỉ ngơi như vậy, dù chỉ là trong chốc lát. Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn là thực tế, đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả và công việc được tiến hành trôi chảy, đó chính là sự thanh thản rồi đấy.

2. Sự an toàn và ổn định


Khi bạn khởi nghiệp, những điều như ổn định hay an toàn là thứ xa xỉ.
Làm việc cho một tập đoàn lớn cũng có những cái lợi riêng, ví dụ như cảm giác ổn định trong công việc lẫn nắm được cách vận hành một doanh nghiệp. Nhiều người mà tôi quen hiện đã dành đến 25 năm chỉ để làm một công việc duy nhất.
Với tôi ư? Không, chắc chắn tôi không thể làm được. Chẳng có gì sai trái khi bạn trụ vững ở công việc hiện tại cả. Những người tự tay tạo dựng nên doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng, và chính tại những doanh nghiệp ấy họ xây dựng được cho mình một sự nghiệp vững chắc. Bản thân tôi cũng muốn mình theo đuổi một sự nghiệp như vậy trong nhiều năm nữa.

Khi bạn khởi nghiệp, những điều như ổn định hay an toàn là thứ xa xỉ. Mọi thứ có thể kết thúc trong nháy mắt. Bạn sẽ không biết chắc chắn rằng sau một năm nữa, mình sẽ trở nên như thế nào. Có thể bạn sẽ làm việc cật lực đến tránh nỗi sợ hãi lẫn sự bài xích từ người khác, chí ít là khi so sánh với lũ bạn hiện đang có một công việc ổn định nơi công sở. Điều này đòi hỏi bạn phải tỏ ra thật trung thực và biết tự nhìn nhận bản thân – vì rủi ro là có thật.

3. Một kỳ nghỉ xả hơi đúng nghĩa


Đối với start-up, những chuyến đi du lịch dài ngày trở thành một thứ quá đỗi xa xỉ.
Giới doanh nhân càng phải nên dành cho mình vài ngày nghỉ. Chỉ cần kiểm soát lịch làm việc là bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó. Nhưng đối với người đứng đầu một doanh nghiệp start-up, việc đi nghỉ dưỡng dài ngày là điều gần như không thể.
Có quá nhiều thứ sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu vắng bạn, và bản thân bạn cũng cảm thấy không dám tin tưởng để trao toàn bộ quyền điều hành cho người khác. Và lẽ đương nhiên bạn sẽ cảm thấy nhớ công việc của mình. Cảm giác vừa đi nghỉ dưỡng nhưng dòng suy nghĩ và ý tưởng cứ liên tục xuất hiện trong đầu.
Là một doanh nhân thành đạt, bạn phải tìm cách sống chung với nó. Hãy nghĩ rằng bạn và công ty luôn gắn bó mật thiết với nhau, đó là điều tích cực chứ không phải tiêu cực. Chỉ có như vậy thì mỗi ngày nghỉ trôi qua mới thực sự làm bạn cảm thấy thoải mái hơn.

4. Một sự nghiệp thăng tiến và ổn định
 
Khi rời bỏ một công việc công sở, bạn đã bỏ qua một cơ hội thăng tiến rất rõ ràng. Còn ở start-up, bạn tham gia vào một dự án cho đến khi hoàn thành nó.
Giả sử mọi thứ đều tốt đẹp. Bạn đã rút lui khỏi start-up với một khoản tiền lợi nhuận khổng lồ. Và tiếp sau đó thì sao?
Lúc này, liệu bạn có sẵn sàng quay lại làm việc toàn thời gian hay không? Liệu bạn có may mắn đến mức đột nhiên xuất hiện thêm 1 ý tưởng khởi nghiệp nữa hay không? Và liệu bạn còn dám dành toàn bộ thời gian cho nó nữa?
Mỗi khi biết được điều gì đó sắp diễn ra, cho dù nó không phải là điều thú vị cho lắm thì cái cảm giác thỏa mãn là điều tất yếu. Khi bạn chọn cách bươn trải một mình và không biết tương lai như thế nào, tự dưng bạn đánh mất đi sự thoải mái ấy.

5. Cơ hội để rút lui


Hãy chuẩn bị tinh thần để giải thích với người khác vì sao dự án khởi nghiệp của bạn lại thất bại.
Tôi biết có nhiều người đã thử start-up nhưng thất bại, và rồi rốt cuộc lại quay trở lại công việc công sở ở các doanh nghiệp tư nhân. Đó đương nhiên không phải là điều dễ dàng gì. Ai cũng sẽ tìm cách hỏi bạn chuyện gì đã diễn ra.
Lần khởi nghiệp đầu tiên, tôi đã rút lui một cách êm đềm. Ấy mà đến tận giờ vẫn có người hỏi vì sao tôi không tiếp tục dự án ấy nữa. Việc giải thích với những người không quen với khái niệm khởi nghiệp quả là một việc vô cùng khó khăn – và điều đó đúng với hầu hết mọi người.

Không phải ai cũng thích một sự nghiệp bằng phẳng và ổn định. Nhiều người lại thấy mình xuất sắc khi phải đương đầu với sự bất ổn. Luôn chắc chắn rằng bạn tự hỏi mình xem liệu bản thân đã sẵn sàng để trở thành một doanh nhân không, bởi vì đó là thứ mà bạn đam mê ngay từ đầu mà.


Read More

7/2/18

 Làm sao để tìm ra chính mình? Đây là câu hỏi đã làm đau đầu không ít người, nhất là những bạn trẻ. Thế nhưng có một cách đơn giản nhưng sâu sắc là bạn hãy trả lời câu hỏi này: "Nhận 5 làm 10, khôn hay khùng?"
Hãy thử tưởng tượng bạn đang làm việc cho một công ty. Bạn xứng đáng với mức lương 10 triệu, nhưng công ty của bạn chỉ trả cho bạn mức lương 5 triệu. Trong tình huống đó, nếu không thích thì bạn sẽ từ chối và như vậy không có gì phải bàn tiếp. Nhưng nếu bạn vẫn nhận làm thì bạn sẽ làm việc theo kiểu... mấy triệu?
  • Đáp án A: kiểu 5 triệu
  • Đáp án B: kiểu 10 triệu
  • Đáp án C: kiểu 15 triệu
  • Đáp án D: kiểu 2,5 triệu
  • Đáp án E: kiểu 1,5 triệu
Bạn sẽ chọn đáp án nào?


Nếu sức bạn làm ra 10 triệu mà công ty chỉ trả bạn 5 triệu thì bạn nên làm bao nhiêu phần trăm sức? 

1. Nếu bạn chọn đáp án A – làm theo kiểu 5 triệu – thì bạn được gì và mất gì? Nếu làm theo kiểu này thì bạn không mất tiền, vì họ trả 5 triệu thì bạn làm theo kiểu 5 triệu, như vậy là "fair". Tuy nhiên, khi làm theo kiểu 5 triệu, thì có thể không mất tiền, nhưng lại "mất mình" (mất uy tín và mất phẩm giá của mình). Vì trong môi trường làm việc hiện nay thường là trả lương kín, nên người khác sẽ không biết bạn nhận lương bao nhiêu, nhưng họ vẫn thấy bạn làm việc không hết mình (chỉ làm việc theo kiểu "nửa mình") và họ sẽ nghĩ về bạn không hay (bị mất uy tín, bị mất danh dự).
Ta vẫn thường nói với nhau rằng, mình làm ra tiền, chứ đừng để tiền làm ra mình. Nhưng khi người ta trả mình 10 triệu thì mình làm theo kiểu 10 triệu, khi người ta trả mình 5 triệu thì mình lại làm theo kiểu 5 triệu. Vậy thì mình làm ra tiền hay tiền làm ra mình đây? Vậy thì mình có còn là mình nữa không hay là mình đã đánh mất mình rồi, đã sống trái với con người của mình rồi?

 
2. Còn nếu bạn chấp nhận đáp án B – làm theo kiểu 10 triệu thì được gì và mất gì? Nếu làm theo kiểu này thì bạn sẽ bị mất tiền, vì họ trả 5 triệu mà bạn lại làm tới tận 10 triệu, như vậy là thiệt mất 5 triệu. Tuy nhiên, khi làm theo kiểu 10 triệu này thì có thể bị mất tiền, nhưng lại không "mất mình"(giữ được uy tín với mọi người và đặc biệt là giữ được phẩm giá của mình, sống đúng với con người của mình). Vậy người khôn ngoan sẽ chọn làm theo kiểu 5 triệu hay 10 triệu? Nhiều người sẽ có câu trả lời ngay rằng, người khôn ngoan sẽ làm theo kiểu 10 triêu. Đúng vậy.
Nếu sức bạn làm ra 10 triệu mà công ty chỉ trả bạn 5 triệu thì bạn nên làm bao nhiêu phần trăm sức? - Ảnh 2.

3. Nhưng thật khó tin là có cả những người dù khả năng của họ là 10 triệu, được trả 5 triệu nhưng khi đi làm thì họ sẽ không làm theo kiểu 5 triệu, cũng không làm theo kiểu 10 triệu, mà sẽ làm theo kiểu 15 triệu. Vì sao vậy? Vì họ hiểu rằng "Cách tốt nhất để biết mình là ai, đó là hãy quên mình đi khi làm điều gì đó hay khi phục vụ người khác" (Mahatma Gandhi).
Với những người này, họ hiểu rằng, khi làm theo kiểu 10 triệu thì chỉ bị mất tiền chứ không "mất mình" (vì vẫn sống đúng với con người của mình và không mất uy tín với người khác), nhưng lại bị mất một thứ cũng hệ trọng không kém (đặc biệt là với những người chưa tìm ra chính mình), đó là mất đi một cơ hội để biết mình là ai. Do vậy, dù khả năng ở mức 10 triệu và chỉ được trả 5 triệu, nhưng họ vẫn làm theo kiểu 15 triệu. Vì họ luôn xem sự quên mình trong công việc là "cách tốt nhất để biết mình là ai".

Tuy "mất tiền" nhưng có khi lại "được mình" (tìm ra chính mình), điều này là vô giá, nhất là với những người trẻ. Đừng nghĩ rằng họ không phải là người khôn ngoan. Trong trường hợp này, những người làm theo kiểu 15 triệu cũng vì bản thân họ trước hết chứ không hẳn chỉ vì là công ty. Chẳng hạn, họ xem đó là cách để họ đạt được "thành tựu" mà họ đặt ra cho mình trước 30 tuổi là phải biết mình là ai, mình mê gì, ghét gì, mình giỏi gì, giỏi cỡ nào.

4. Trên thực tế, cũng có những người, dù khả năng của họ là 10 triệu, công ty trả cho họ 5 triệu, nhưng khi làm thì họ sẽ không làm theo kiểu 10 triệu, không làm theo kiểu 5 triệu, cũng không làm theo kiểu 15 triệu, mà họ sẽ làm theo kiểu 2,5 triệu thôi, làm theo kiểu xỉu xìu.

 
5. Chưa hết, cũng có một loại người nữa, dù khả năng của họ là 10 triệu, công ty trả cho họ 5 triệu, nhưng khi làm thì họ sẽ không làm theo kiểu 10 triệu, không làm theo kiểu 5 triệu, cũng không làm theo kiểu 15 triệu nhưng cũng không làm theo kiểu 2,5 triệu, mà họ làm theo kiểu 1,5 triệu nhưng lúc nào cũng "biểu diễn" cho cấp trên và mọi người thấy là họ đang làm theo kiểu 15 triệu.
Những người làm theo kiểu 5 triệu, 2,5 triệu, 1,5 triệu sẽ nghĩ gì về những người làm theo kiểu 10 triệu và 15 triệu?... Còn những người làm theo kiểu 10 triệu và 15 triệu sẽ nghĩ gì về những người làm theo kiểu 5 triệu, 2,5 triệu, 1,5 triệu? Có lẽ họ sẽ không nghĩ gì nhiều, không coi thường, cũng không thương hại, có lẽ họ chỉ thầm tự hào về mình thôi. Bởi lẽ, có khi ngày trước mình cũng thế. Mình chỉ may mắn là nhận ra một số điều sớm hơn những người kia một chút, và nhờ đó, thái độ sống và làm việc của mình cũng khác đi. 

Tôi thường nói vui rằng: Nếu là theo kiểu 15 triệu là làm "quên mình", làm theo kiểu 10 triệu là làm "hết mình", thì làm theo kiểu 5 triệu là làm "nửa mình", làm theo kiểu 2,5 triệu là "mất mình" và làm theo kiểu 1,5 triệu là "bán mình". Nói ngắn gọn hơn, làm theo kiểu 15 triệu là "đam mê" hoặc "dấn thân", làm theo kiểu 10 triệu là "trách nhiệm", còn làm theo kiểu 5 triệu, 2,5 triệu và 1,5 triệu là "đối phó".

Và một trong những biểu hiện rõ nhất cho sự đam mê hay dấn thân, đó là, mình sẵn sàng dốc lòng để làm những điều mà ngay cả khi không được trả tiền để làm điều đó. Còn nếu được trả tiền cho những đam mê hay dấn thân của mình thì còn gì bằng!


* Bài viết được trích từ sách "Đúng việc" của tác giả Giản Tư Trung. Nguồn: CafeBIZ
Read More

26/1/18

Trong quá trình đi tư vấn tại các đội sales thuộc nhiều mô hình khác nhau, nếu chỉ gặp và nói chuyện sơ sơ với chủ công ty thì tôi luôn thấy mọi sự đều ổn. Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi đào sâu thì mới rõ là ở dưới ẩn khá nhiều lỗi không thể ngờ được. Dễ thấy nhất là các thuật ngữ được hiểu theo nhiều kiểu không giống ai và do vậy bị áp dụng sai hoặc không tới nơi tới chốn. Dưới đây là một số thuật ngữ và những cách hiểu sai lầm đang diễn ra.
 

Franchising – nhượng quyền: tức là làm đại lý bán lẻ ở từng tỉnh, hầu như không có quy trình tuyển chọn đối tác, bàn giao công nghệ gì. Người nhượng quyền cũng không thu được phí về bản quyền hay quy trình quản lý gì, vì mấy thứ đó chỉ có cho làm vì. Sau đó thì đại lý làm gì, ra sao với hàng chúng ta cũng không khống chế được.

Telesales: Là gọi tới khách hàng, "Cô có mua gì không? Không à? Vâng, cháu chào cô!" Còn nếu không thì là đội trực điện thoại, có khách gọi tới thì nhấc, không có thì thôi chứ hoàn toàn không có mục chủ động gọi ra ngoài để bán hàng hay chăm sóc khách hàng của công ty.

Bộ phận nhân sự:
Là nhân viên được giao việc tuyển dụng, không có chỉ tiêu gì hết, cứ có người thì mang lại đây. Ngoài việc đó ra, thỉnh thoảng nhân sự đi lo bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản và hiếu hỉ của gia đình nhân viên. Phần việc giúp công ty tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực đặc thù của riêng doanh nghiệp và làm thế nào để phát triển họ trong tương lai vốn không được đề cập.

Quy trình: Là vạch ra một vài yêu cầu thực hành công việc có tầm từ 4,5 bước liên tiếp nhau cho vui, ai hỏi còn có cái mà nói, còn tuyệt đối không áp dụng vào tính lương hay phạt, thưởng. Doanh số vẫn vậy, thị trường vẫn không có gì thay đổi từ khi có quy trình đó!

Giá trị cốt lõi của công ty:
Là sưu tầm một vài câu nói hay hay, nhờ bên thiết kế cho vào một bức ảnh đẹp đẹp một chút, in cỡ lớn rồi đặt ở công ty trưng cho đẹp! Miễn nó cứ khác câu của công ty bên cạnh là được. Giá trị cốt lõi kiểu này thường ở dạng dài, khó nhớ, thậm chí có "thầy" còn tự hào tạo ra tới 29 giá trị bắt đầu bằng chữ cái của bảng alphabet. Và vì dài cũng như mang tính gán ghép như thế, việc các giá trị cốt lõi kiểu đó được triển khai triệt để có thể được coi là một giấc mơ hơn là đời thực!

Quản lý bán hàng:
Là một salesman bán hàng tốt được đẩy lên vị trí cao hơn, để có gì sếp còn giao việc khi không có ai ở đó. Quản lý này không có quyền gì với salesman ở dưới, không có trách nhiệm gì khi doanh số tăng giảm, chỉ có mỗi việc sếp bảo gì nghe nấy, vậy thôi.

Chương trình khuyến mại: Thay vì là một chương trình mới lạ để tăng doanh số thì là mức giảm tiền cố định hoặc mức tặng quà cố định giữ yên trong suốt cả năm, không thay đổi, bất kể doanh số tăng hay giảm. Lý do làm vậy: vì hãng khác làm thì mình làm thôi, ngành này nó thế rồi!

Đào tạo nhân viên: Là thuê người ăn mặc đẹp về nói chuyện vào lúc rảnh cho vui, cho nhân viên phấn khởi, và sếp hy vọng vu vơ là sau đó vì sếp tử tế với anh em, chỉ cho anh em những điều hay lẽ phải nên anh em sẽ bán hàng tốt lên.

Huấn luyện kỹ năng nội bộ:
Là 3 ông giám sát, mỗi ông dạy nhân viên thuộc đội mình theo kiểu riêng, không ai giống ai, tạo ra 3 kiểu làm việc riêng và kết quả hiển nhiên là khác nhau. Kỹ năng như vậy sau một thời gian lại đổi khác, không lần nào giống lần nào, và không có lý do cụ thể cho việc thay đổi. Hiển nhiên, với kiểu đó thì kết quả kinh doanh không liên quan gì tới việc có áp dụng kỹ năng hay không.

Tốc độ tăng trưởng:
Là miễn sao doanh số có tăng lên cho vui, còn lợi nhuận miễn là có, không quá thấp là được, không cần quan tâm tới việc tốc độ tăng trưởng ngành ra sao, tỷ lệ lạm phát thế nào, mức phát triển thị trường phù hợp hay không.

Đối thủ cạnh tranh:
Là bất kỳ công ty nào cùng ngành, bất kể là việc tăng hay giảm doanh số của họ có liên quan gì tới việc doanh số tăng hay giảm của công ty mình hay không. Còn không cùng ngành thì không tính!

Đãi ngộ với nhân viên: Là thỉnh thoảng cho đi uống rượu, đi hát và trả lương cố định.

Tự động hoá doanh nghiệp: Là đi nghe lời khuyên của những người chưa từng đi làm quản lý ngày nào, ghép quy trình lung tung của nhiều hãng vào với nhau. Kết thúc mỗi buổi học, doanh nghiệp được tặng cho một đống quy trình phức tạp và nhiêu khê. Tin tưởng vào mớ quy trình đó và đem đi áp dụng vào những gì mình đang làm, rồi không tính tới hiệu quả có tăng hay không. Sau một thời gian thì dừng lại không làm gì nữa.

Danh sách khách hàng: Là tâp hợp các khách hàng mà salesman báo lại qua kết quả kinh doanh và được phòng kế toán ghi nhận. Lẽ ra, đó phải là tài sản công ty thì lại thành của riêng sales và được họ dùng theo cách nào họ thích. Sau khi họ nghỉ việc thì muốn bán hàng vào đó chúng ta coi như lại làm lại từ đầu.

Bộ sản phẩm của công ty: Là các sản phẩm tuỳ hứng được tạo ra khi thấy các công ty cùng ngành đã bán trước đó.

Tài liệu huấn luyện sản phẩm: Thực chất là những gì nhà sản xuất chuyển cho chúng ta, chứ không phải những gì khách hàng quan tâm trên thị trường đặc thù, tại địa bàn mà chúng ta quản lý.

Họp rà soát hàng ngày: Là đặt câu hỏi hỏi như "Doanh số bao nhiêu? Trả hết tiền nợ chưa em?" Có câu trả lời, vậy là ok. Doanh số có thì không hỏi gì, doanh số không thì hỏi có chuyện gì, anh em nói và hỏi xem nên làm gì thì trả lời là phải làm cái này, cái kia.

Danh sách kỹ năng cần có của sales:
Là lên mạng sưu tầm và để phòng nhân sự (chứ không phải phòng sales) xem có cái gì hay hay không thì cho tớ xin. Rồi gom lại và lên lịch đào tạo anh em, còn sau đó, "đội sales chúng nó thấy tốt thì sẽ tự áp dụng, không phải hỏi!".

Văn hoá công ty: Gom lại dăm cái thấy hay hay và giông giống với cái của mình là ổn. Cái này thì giống kiểu biện minh cho việc mình đang làm hơn là áp dụng nó để công việc tốt lên!

Kế toán công ty: Là bộ phận giúp mình không để sales ăn cắp, "chúng nó có nặng lời với sales tý thì đã sao, nhờ thế mới có kỷ luật trong công ty chứ!".

KPI của đội sales: Là doanh số, thế thôi! Cùng lắm là thêm doanh số/khách hàng, doanh số/đơn hàng.

Cơ chế lương:
Là ước chừng khoảng đó mình trả được, không làm lãi giảm quá nhiều, mấy lại cả giông giống cơ chế lương của công ty khác vậy là ổn! Cơ chế lương là để truyền tải hàm ý của sếp tới đội sales là nếu họ cố gắng làm thì sẽ có lương cao. Chẳng hạn như nếu doanh số 100 triệu thì lương 7 triệu, doanh số 120 triệu lương 9 triệu,…Không bao giờ sếp kiểm tra lại xem sales có thực sự bị thúc đẩy bởi một cơ chế như thế không!

Ứng trước lương:
Là khoản lương mà sales đòi trả trước, có khi lên tới 90% tổng lương của họ dù doanh số chưa có gì!

Phần mềm CRM:
Là thay vì tập trung vào chỉ số có sẵn thì giờ chúng ta sẽ ngồi hàng giờ đọc và cảm thấy mình quan trọng với tầm 50 tới 120 chỉ số mà phần mềm này cung cấp và không rõ nên dùng cái gì để chấn chỉnh hệ thống.

Phần mềm quản lý bán hàng: Với nhân viên sales, đó là cái triệt tiêu mọi báo cáo khác, quản lý có hỏi thông tin thì "anh xem giúp hộ em trên phần mềm cái, có gì đã ghi nhận ở đó hết rồi!"

Thị trường bão hoà: Là khi thấy khó bán hàng và là lý do để nhân viên sales lý giải vì sao không bán được hàng!

Kế hoạch kinh doanh: Là những gì sếp bắt nhân viên dưới quyền làm và sau đó thì không làm gì để hiện thức hoá nó cả, mà chỉ quan tâm doanh số cuối mỗi tháng.

Sản phẩm và dịch vụ của bản thân: Là đặc thù, khó, rất riêng, nên không thể ai hỗ trợ được em trừ phi người đó có kinh nghiệm trong lĩnh vực này từ trước!
Không phải cứ ‘chém gió giỏi’ là kiếm được nhiều tiền, đây mới là điều dân sales cần ‘khắc cốt ghi tâm’

Theo Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt - Nhịp Sống Kinh Tế
Read More

11/1/15

9/11/14

11/10/14

Con số 30 ngày thoạt nghe có vẻ khó khăn, nhưng mọi việc sẽ trở nên khả thi nếu bạn biết chia tách quy trình tổng thể thành những bước nhỏ hơn và dễ thực hiện hơn. Điều quan trọng bạn cần nhớ là: Hành động là người thầy lớn nhất của chúng ta, và cách duy nhất để chúng ta nhìn thấy sự khác biệt trong công việc bán hàng là phải hành động!

Read More

7/9/14

25/8/14

Bạn có thể gặp áp lực lớn khi bắt đầu một công việc mới vì phải làm việc trong một môi trường hoàn toàn xa lạ, với những đồng nghiệp mà trước đó bạn chưa từng quen biết. Bạn sẽ vượt qua được sức ép này nếu áp dụng 9 bí quyết dưới đây:

Read More

7/2/12


Năm 2011, ước tính giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước đạt hơn 6 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng tôm dẫn đầu với tổng giá trị thu về khoảng 2,2 tỉ USD; kế đến là cá tra với 1,7 tỉ USD; hải sản là 2,1 tỉ USD, cá ngừ đóng góp 500 triệu USD. Cùng Thủy sản Việt Nam điểm lại Top 10 những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tính đến hết tháng 12/2011.
1. Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp)
Được thành lập vào năm 1992, đến nay Minh Phu Seafood Corp trở thành một Tập đoàn Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2011 của Công ty đạt 24,9 nghìn tấn trị giá 296,8 triệu USD, tăng 19,72% về lượng và 36,68% về giá trị so với cùng kỳ 2010. Dự kiến năm 2011, Minh Phu Seafood Corp sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 330 triệu USD, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 400 tỷ đồng. Như vậy, 3 năm liền, Minh Phu Seafood Corp là doanh nghiệp tôm kinh doanh có hiệu quả nhất Việt Nam.

2. Công ty CP Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp)
Chất lượng sản phẩm và hệ thống truy xuất là cơ sở mà Vinh Hoan Corp đã và đang xây dựng, củng cố, phát triển để luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đáng tin cậy, ngon và tốt cho sức khỏe. Sản phẩm của Công ty là lựa chọn ưu tiên của nhà nhập khẩu nước ngoài cho mặt hàng cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và basa. 10 tháng đầu năm 2011, giá trị xuất khẩu thủy sản của Vinh Hoan Corp đạt 122,84 triệu USD, tăng 2,48% so với cùng kỳ.

3. Công ty CP Hùng Vương (Hung Vuong Corp)
Tiền thân Công ty CP Hùng Vương là Công ty TNHH Hùng Vương, được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003 tại khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau 8 năm hoạt động, Hung Vuong Corp tự hào là doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn ở Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2011 đạt trên 106,63 triệu USD, tăng 2,15%. Với giá trị xuất khẩu này, Hung Vuong Corp luôn khẳng định vị top đầu doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

4. Công ty TNHH Kinh doanh chế biến thủy sản và XNK Quốc Việt (Quoc Viet Co.,Ltd)
82,57 triệu USD là giá trị xuất khẩu 10 tháng năm 2011 của Quốc Việt. Trong nhiều năm qua, Quốc Việt luôn đạt giá trị xuất khẩu cao và là một trong những nhà xuất khẩu thủy sản tiềm năng, hứa hẹn nhiều triển vọng của nước ta.


5. Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex)
Được thành lập vào năm 1978, Stapimex hoạt động dưới hình thức là nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản, luôn là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm sú. Đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam, giá trị xuất khẩu 10 tháng năm 2011 của Stapimex đạt 80,9 triệu USD.

Năm 2011, Agifish có sự phát triển vượt bậc

6. Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN)
Tiền thân là doanh nghiệp 100% vốn Ban Tài chính quản trị Tỉnh uỷ Sóc Trăng, đi vào hoạt động năm 1996, chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Năm 2003, doanh nghiệp được cổ phần hóa và đổi tên là Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, tên thương mại Fimex VN. Năm 2006, cổ phiếu Fimex VN lên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM với mã FMC và phần vốn Văn phòng Tỉnh uỷ Sóc Trăng sở hữu chỉ còn 17,47%. Với sự nỗ lực không ngừng, Fimex VN luôn là doanh nghiệp thủy sản mạnh với giá trị xuất khẩu thủy sản cao. 10 tháng đầu năm 2011, giá trị xuất khẩu của FIMEX VN đạt trên 68,3 triệu USD, tăng 1,38%.

7. Công ty CP XNK Thủy sản An Giang (Agifish)
Năm 2010 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của thương hiệu Agifish khi vượt 6 bậc để vươn lên vị trí thứ 4 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Có được điều này là do Agifish đã mạnh tay cải tổ, sắp xếp lại sản xuất; Hợp lý hóa dây chuyền sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; khôi phục lại quan hệ với những khách hàng tiềm năng, đồng thời duy trì, chăm sóc tốt khách hàng truyền thống bằng uy tín được thể hiện ở chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng hạn. Đặc biệt, sự quan tâm đúng mức đối với người lao động đã giữ chân được lực lượng lao động lành nghề mang lại sự ổn định trong sản xuất và chất lượng. 10 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Agifish đạt trên 67,87 triệu USD, tăng 1,37%.

8. Công ty CP Việt An (Anvifish)
Với nỗ lực không ngừng, Anvifish đã đưa sản phẩm fillet cá tra, basa đi khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ và Nga. Để thâm nhập vững chắc vào các thị trường này, Anvifish đã liên kết thành lập các công ty Anvifish - Australia, Anvifish - Europe hình thành nên mạng phân phối rộng lớn và đa dạng với trên 100 khách hàng lớn thường xuyên - gắn bó lâu dài; đặc biệt là các khách hàng đang sở hữu hệ thống đại lý, siêu thị ở châu Âu và châu Mỹ.Với đội ngũ cán bộ nhân viên có tay nghề cao, lãnh đạo năng động, sáng tạo, Anvifish đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản chất lượng cao. 10 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt An đạt trên 66 triệu USD, tăng 1,33% so với cùng kỳ.

9. Công ty TNHH Phương Nam (Phuong Nam Co., Ltd)
10 tháng năm 2010, giá trị xuất khẩu của Phuong Nam Co., Ltd đạt 63,81 triệu USD, tăng 1,29% so với cùng kỳ năm 2010. Mục tiêu của Phuong Nam Co., Ltd không ngừng phát triển, phấn đấu sẽ có những đột phá ấn tượng.


10. Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau (Cases)
Cases sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tôm bao gồm: tôm sú, thẻ, PD, PUD, PDTO, HOSO, EZP NOBASHI đông block, IQF và semi - block tùy theo yêu cầu của khách hàng. Công suất khoảng 4.000 - 5.000 tấn/năm.  Sản xuất, xuất khẩu các loại mực ống, bạch tuôc, mực nang, đông rời, đông block, khay công suất 2.000 - 3.000 tấn/năm. Sản xuất và xuất khẩu chả cá đông lạnh chất lượng cao. Công suất từ 7.000 - 8.000 tấn/năm. Sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa bột cá sấy khô dùng chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn chăn nuôi thủy sản công suất 8.000 tấn/năm. Với giá trị xuất khẩu đạt 60 triệu USD, tăng 1,21% so với cùng kỳ trong 10 tháng năm 2011, Cases lọt vào top 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu nước ta trong năm 2011.             

Hải Linh
Nguồn: Thuysanvietnam
Read More

5/2/12


Năm 2011, 20 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam chiếm đến gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu 6,11 tỷ USD của ngành thủy sản năm 2011.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú (mã: MPC) tiếp tục là doanh nghiệp đứng đầu kim ngạch xuất khẩu, chiếm thị phần xuất khẩu tôm lớn nhất cả nước với hơn 5,7% tổng kim ngạch.
Trong khi đó, CTCP Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra với gần 2,5% tổng kim ngạch.
Trong số 10 doanh nghiệp thủy sản lớn nhất Việt Nam có 6 doanh nghiệp xuất khẩu có thế mạnh về xuất khẩu tôm là Thủy sản Minh Phú, Quốc Việt, Stapimex, Fimex VN, Phương Nam, Cases và 4 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra là Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, Agifish và Anvifish.
Trong 10 doanh nghiệp tiếp theo, chỉ có công ty Yueh Chyang, công ty Thủy sản Nha Trang F17 là doanh nghiệp xuất khẩu hải sản nằm trong danh sách này. Đây là 2 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ và các mặt hàng hải sản giữ được "phong độ" bền bỉ nhất từ đầu năm 2011.
Theo nhận định của Vasep, trong năm 2012, các doanh nghiệp hải sản sẽ phải cố gắng nhiều hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu bởi họ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn do chưa chủ động được nguồn nguyên liệu.
Dự báo trong năm nay, xuất khẩu thủy sản sẽ gặp nhiều thử thách hơn do nền kinh tế thế giới chưa phục hồi, nhu cầu tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản vẫn chậm, nhiều chính sách trong nước chưa phù hợp nên làm giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Danh sách 20 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam năm 2011:

Theo DVT
Cập nhật: 04/02/2012
Read More

3/2/12


Nhuyễn thể nhuyễn thể chân đầu, hai mảnh vỏ) được coi là thế mạnh xuất khẩu thứ ba của Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển của thế mạnh này vẫn chưa thực sự như kỳ vọng.
Hai nửa buồn - vui
Năm nay, nhuyễn thể của Việt Nam lại tiếp tục bị dịch bệnh hoành hành trên diện rộng. Bến Tre, Tiền Giang và Cà Mau là những địa phương thiệt hại lớn nhất. Chỉ riêng Bến Tre, tổng giá trị thiệt hại ước trên 400 tỷ đồng. Nhiều địa phương cũng chịu thiệt hại rất lớn do dịch bệnh, môi trường gây ra như ngao chết ở Cát Bà (Hải Phòng), nghêu, hàu ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), tu hài chết ở Cam Ranh (Khánh Hòa)… Các nguyên nhân được xác định là ngao bị nhiễm ký sinh trùng đơn bào nội ký sinh, tu hài bị nhiễm vi khuẩn, và sự thay đổi của môi trường (nhiệt độ, độ mặn, chất ô nhiễm) gây chết hàng loạt. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa.
Tuy nhiên, một số vùng nuôi ngao như Giao Thủy (Nam Định), Tiền Hải (Thái Bình) lại là một năm bội thu. Tổng sản lượng ngao của Thái Bình năm nay là 43.000 tấn, tăng 43% so với năm ngoái.
Mặt khác, tính đến nửa đầu tháng 11/2011, nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam đã có mặt tại 49 thị trường, trong đó EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 44,3 triệu USD. Bên cạnh đó, mực và bạch tuộc cũng đạt giá trị xuất khẩu rất lớn. 11 tháng của năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam cũng đạt hơn 433 triệu USD.
Bè nuôi hàu ở Quảng Ninh                                        Ảnh: Huy Hùng

Định hướng phát triển năm 2012
Năm 2011 đánh dấu sự trưởng thành của ngành nhuyễn thể thông qua việc thực hiện tốt tiêu chuẩn MSC về nuôi nghêu bền vững, nhiều địa phương chủ động sản xuất được con giống nhân tạo, khai thác hiệu quả nguồn giống tự nhiên, thực hiện thành công chính sách của nhà nước… đã mang lại diện mạo mới cho nhuyễn thể của Việt Nam.
Tuy nhiên, để sản phẩm nhuyễn thể của nước ta phát triển và cạnh tranh hơn nữa thì cần phải tập trung vào xây dụng quy hoạch phát triển vùng nuôi, kỹ thuật nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm. Song song với đó là đầu tư nghiên cứu, phát triển các giống nhuyễn thể có giá trị cao như ngao hoa, tu hài, ốc hương…
Việc thoái hóa nguồn bố mẹ trong sinh sản nhân tạo và hiện tượng cận huyết đang là những vấn đề lớn đối với việc nuôi trồng nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trong đó có tu hài, một trong những đối tượng chính.
Ngành khai thác nhuyễn thể chân đầu như mực, bạch tuộc cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi chi phí đầu vào tăng cao, ngư trường bị hạn chế nên năng suất chưa cao, vấn đề tổn hao sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và giá trị...
Do vậy, với định hướng phát triển nuôi nhuyễn thể tập trung theo hướng tạo sản phẩm hàng hóa lớn cho xuất khẩu. Coi thị trường xuất khẩu là trọng tâm và thị trường nội địa là thế mạnh để phát triển thì hy vọng những năm tới nhuyễn thể sẽ thực sự trở thành thế mạnh xuất khẩu của thủy sản Việt Nam. 
>> Mục tiêu phát triển nhuyễn thể nước ta đến năm 2020 là tập trung vào các đối tượng chính như: nghêu, sò huyết, tu hài, hàu và ốc hương tại các tỉnh ven biển có tiềm năng. Đến năm 2015, tổng diện tích là 43.360 ha và sản lượng là 437.940 tấn. Đến năm 2020, tổng diện tích là 55.130 ha và sản lượng đạt 583.950 tấn.
                
Quốc Minh
Theo: Thuysanvietnam
Read More

Với sản lượng đánh bắt hàng năm trên 5.000 tấn, nghề câu cá ngừ đại dương đã mang lại một nguồn thu nhập lớn cho ngư dân Phú Yên. Các doanh nghiệp cũng tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu, từ con số khoảng 25 nước (năm 2000) đến nay cá ngừ đại dương Việt Nam đã xuất sang 87 nước trên thế giới.
Giữ vững và ổn định ngư trường
Đối với ngư dân Phú Yên, ngư trường khai thác cá ngừ đại dương thường cách đất liền khoảng 200 – 500 hải lý. Ngoài một số trang thiết bị cần thiết như máy bộ đàm, định vị, máy dò, thúng chai…, mỗi tàu trang bị lương thực đủ cho khoảng 10 người sống khoảng một tháng trên biển. Với đặc tính con cá ngừ là vừa chạy vừa ăn mồi, mồi câu mà ngư dân thường sử dụng trước đây là cá tươi, nhưng sản lượng đánh bắt không cao. Mấy năm gần đây, ngư dân đã phát hiện ra một loại mồi câu mới mà cá ngừ rất ưa thích đó là mực xà. Thường thì họ liên kết từ 5 đến 8 chiếc tàu câu cá ngừ là anh em ruột hoặc dòng họ. Khi ra khơi, các tàu tỏa đi các hướng để tìm luồng cá, nếu phát hiện họ dùng bộ đàm để gọi nhau bằng tần số và những mật mã, ký hiệu riêng...
Ông Võ Đốc, ở phường 6 (TP Tuy Hòa) cho biết: Lúc đầu giàn câu cá ngừ đại dương rất ngắn, ít lưỡi nên sản lượng cá đánh bắt được không nhiều. Sau này, người dân cải tiến, giàn câu dài hàng chục hải lý, có từ 600 – 800 lưỡi câu được cột đều trên một sợi dây triên dài. Trước đây lưỡi câu do ngư dân tự làm, sau này nhiều cơ sở sản xuất ra đời nên chỉ việc đưa tiền ra là có đầy đủ.
Các doanh nghiệp ở Phú Yên thu mua, sơ chế và xuất khẩu cá ngừ đại dương
Phú Yên được mệnh danh là tỉnh tiên phong trong nghề khai thác cá ngừ đại dương và có sản lượng đánh bắt hàng năm nhiều nhất cả nước (năm 2011 đánh bắt hơn 5.600 tấn), song phương tiện đánh bắt còn nhỏ, khâu chế biến, bảo quản chưa thật tốt nên chất lượng, giá cả không ổn định. Theo ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở NN&PTNT Phú Yên: “Để ổn định ngư trường và đánh bắt mang lại hiệu quả cao, ngư dân cần đầu tư trang thiết bị và đóng mới tàu thuyền có công suất lớn tương xứng”.

Để thương hiệu cá ngừ vươn xa
Đầu tháng 10/2011, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể cá ngừ đại dương Phú Yên. Đây là nhãn hiệu cá ngừ đại dương đầu tiên ở Việt Nam và việc cấp nhãn hiệu tập thể này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần đẩy mạnh thương hiệu và xuất khẩu cá ngừ đại dương Phú Yên ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, cá ngừ đại dương là đối tượng chịu sự chi phối, điều chỉnh của Hiệp định về đàn cá di cư quốc tế, nằm trong Công ước quốc tế Luật biển. Cá ngừ đại dương là loài di cư, khi đến vùng biển Việt Nam sẽ chịu sự điều hành của Ủy ban nghề cá Tây, Trung Thái Bình Dương (WCPFC). Hiện nay, tất cả các vùng biển khai thác cá ngừ đã được các tổ chức quốc tế quản lý chặt chẽ, trong khi nước ta chưa phải là thành viên của WCPFC. Do vậy, ngư dân và các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang vấp phải nhiều rào cản về đánh bắt và xuất khẩu sản phẩm vào một số thị trường nước ngoài.
Cá ngừ đại dương cập Cảng Vũng Rô (Phú Yên) sau mỗi chuyến đánh bắt dài ngày trên biển
Mới đây, tỉnh Phú Yên đã tổ chức hội thảo nhằm tìm hướng phát triển bền vững cho nghề khai thác và chế biến, xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Trung tâm Thương hiệu, thuộc Đại học Thương mại Hà Nội cho rằng, việc thành lập thương hiệu tập thể cho sản phẩm thủy sản Phú Yên có ý nghĩa rất quan trọng. Thương hiệu tập thể là tạo dựng hình ảnh chung bên cạnh hình ảnh riêng về sản phẩm và về doanh nghiệp, đưa hình ảnh đó đến với khách hàng, công chúng. Trước mắt, Hiệp hội Cá ngừ Phú Yên phải được hoàn thiện, có ban kiểm soát, thông tin cho doanh nghiệp và ngư dân biết tất cả các quy định, vấn đề liên quan đến sản phẩm cá ngừ tại các thị trường xuất khẩu. Cần sớm đưa Việt Nam gia nhập WCPFC, phát triển thương hiệu cá ngừ đại dương của Phú Yên nói riêng và thương hiệu cá ngừ đại dương Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
>> Theo Hiệp hội cá ngừ Việt Nam, trong 3 thị trường truyền thống của cá ngừ việt nam gồm Mỹ, EU và Nhật Bản, Mỹ vẫn là thị trường chính, chiếm tới 46% tổng giá trị xuất khẩu.

Ngọc Chung
Theo: Thuysanvietnam

Read More

13/1/12


Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, sau khi áp dụng chế độ kiểm tra 100% lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản và Canada, số lô hàng thủy sản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh sang các thị trường này vẫn không giảm, trong khi chi phí cho lô hàng thủy sản lại tăng cao, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Quyết định số 2654 của Bộ NN&PTNT về việc “Quy định các biện pháp kiểm tra tăng cường về chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào Canada và Nhật Bản” có hiệu lực từ 31/10/2011, các doanh nghiệp chế biến có hệ thống kiểm soát chất lượng tốt, chưa bị cảnh báo hoặc rất ít bị thị trường cảnh báo cũng bị kiểm tra 100% lô hàng giống như các doanh nghiệp chưa đạt hoặc đã bị cảnh báo. Điều này tạo ra sự không công bằng, gây tốn kém cho xã hội và cho các doanh nghiệp có uy tín và hệ thống tự kiểm tra tốt cũng như không khuyến khích được các doanh nghiệp tăng cường hệ thống tự kiểm tra.
Kiểm tra kháng sinh 100% lô hàng thủy sản làm tăng chi phí nhưng chưa hiệu quả
Mặt khác, một số không ít các lô hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và Canada có sử dụng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu. Các lô nguyên liệu thủy sản khi nhập khẩu vào Việt Nam đều đã có Chứng thư vệ sinh của nước xuất khẩu, đồng thời cũng đã được cơ quan Thú y thuộc Bộ NN&PTNT lấy mẫu kiểm tra. Hơn nữa, trong thực tế các doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam đã đạt điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và không sử dụng kháng sinh trong quá trình chế biến.
Do vậy, VASEP kiến nghị, chỉ kiểm tra kháng sinh 100% đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản và Canada khi có lô hàng bị nước nhập khẩu phát hiện và cảnh báo đối với các chỉ tiêu nêu trên, và nếu doanh nghiệp có liên tiếp 10 lô hàng không bị các cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản và Canada cảnh báo hóa chất, kháng sinh cấm thì cho phép miễn kiểm tra kháng sinh. Đối với các lô hàng xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là các sản phẩm có sử dụng nguyên liệu tôm biển, kiến nghị miễn kiểm tra kháng sinh 100% đối với các lô hàng xuất khẩu.        
>> Khi áp dụng Quyết định số 2654, với mỗi container), doanh nghiệp phải trả thêm từ 4,5-10 triệu đồng. Đồng thời, còn làm tăng thêm thời gian trữ hàng và chờ đợi kết quả từ 7-10 ngày để sắp xếp lịch tàu và làm thủ tục xuất khẩu, điều đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Theo: thuysanvietnam
Trí Quang
Read More

Vì ngày ǝm đến là ngày rơi mùa hè. Bầu trời lấp lánh những cánh hoa như sao tỏa bay.
Dường như là vẫn thế ǝm không trở lại, mãi mãi là như thế ɐnh không trẻ lại. Dòng thời gian trôi như ánh sao băng...