26/6/19

Trong tình hình chăn nuôi hiện nay, nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng suất chất lượng đàn vật nuôi, ngoài ra còn là một mắc xích trong khâu bảo đảm an toàn sinh học trước tình hình dịch bệnh đang hoành hành trong ngành chăn nuôi 2 năm trở lại đây.
Việc hiểu đúng nhu cầu về lượng nước trong chăn nuôi chỉ là một phần yếu tố giúp đảm bảo năng suất, việc sát trùng nguồn nước, mang lại một nguồn nước sạch đúng nghĩa sẽ giúp đảm bảo tốt cho công tác chăn nuôi được hiệu quả.

Một số nguồn nước hiện nay được bà con chăn nuôi hay dùng là:
Nước máy: Nước cung cấp từ nhà máy nước địa phương, thường dùng trong sinh hoạt gia đình và cho vật nuôi uống (tỷ lệ ít)
Nước cây: Nguồn nước giếng khoan, cây nước sử dụng mạch nước ngầm được đa số bà con tin dùng trong tình trạng dịch bệnh hiện nay, chủ yếu để vật nuôi uống, dội, tắm rửa....
Nước sông: Hoặc các nguồn nước bắt nguồn từ sông hồ, đây là nguồn nước phổ biến nhất nhưng cũng mang nhiều nguy cơ nhiễm mầm bệnh nhất trong chăn nuôi.


Trong 3 nguồn nước chính trên thì chỉ duy nhất nước máy là có chất lượng và đảm bảo nhất, tuy nhiên, do chi phí quá cao và không thể cung cấp đủ cho nhu cầu chăn nuôi với hộ có số lượng vật nuôi lớn, vì vậy hai nguồn nước còn lại vẫn được bà con tin dùng, tuy nhiên, để đảm bảo  được an toàn sinh học trong bối cảnh dịch bệnh đa dạng và khó điều trị thì hai nguồn nước đó cần được sát trùng kỹ lưỡng. Sau đây DNTG.VN sẽ chia sẻ một phương pháp đơn giản với chi phí khá rẻ cho bà con chăn nuôi có thể sát trùng nguồn nước dùng trong chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học:

CHUẨN BỊ

  1. Bồn chứa nước (500 lít, 1000 lít, 2000 lít tùy quy mô trại nuôi)
  2. Một xô nhỏ 20 lít dùng để pha thuốc sát trùng.
  3. Muỗng cà phê nhỏ (tương đướng 5g)
  4. Thirosulfate natri (mua tại các tiệm hóa chấy)
  5. Giấy quỳ tím: Dùng để xác định độ pH của nước
  6. Thuốc sát trùng Chlorine 70%  mua tại các tiệm thuốc thú y hoặc hóa chất.
THỰC HIỆN

BƯỚC 1: Xác định lượng nước cần sát trùng và đo độ pH
Dùng bồn chứa thích hợp cho lượng nước cần sát trùng.
Lấy giấy quỳ đo độ pH của nguồn nước cần sát trùng.

BƯỚC 2: Thực hiện sát trùng
- Dùng dung dịch Chlorine 70% với hàm lượng: 10gr (đong bằng muỗng cà phê là  2 muỗng) pha vào 5 lít nước trong xô nhỏ.
- Khuấy tan hỗn hợp.
Hỗn hợp này dùng để sát trùng cho 1m3 nước ở độ pH <= 7, nếu độ pH của nước cần sát trùng khác thì dùng lượng Chlorine theo chuẩn sau:
  • [col]
    • ĐỘ PH NƯỚC
      > 7 - 8
      > 8 - 8.5
      > 8.5 - 9.5
    • LƯỢNG CHLORINE SO VỚI NƯỚC <=7
      Tăng 3 lần
      Tăng 4 lần
      Tăng 4.5 lần
LƯU Ý
- Chỉ sử dụng phần nước sát trùng sau xử lý ít nhất 4 giờ.
- Sử dụng muỗng cà phê nhỏ, không dùng muỗng lớn.
- Tham khảo liều lượng chế phẩm mua từ nhà thuốc.

TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÓ BỒN CHỨA DỰ PHÒNG SAU XỬ LÝ
Trường hợp hộ chăn nuôi không có bồn chứa nước dự phòng sau xử lý, có thể dùng chế phẩm Thirosulfate natri để khử phần clo trong nước.
Với liều tượng 10gr Chlorine cho 1m3 nước thì cần 20gr Thirosulfate để khử clo trong dung dịch nước sau khử trùng
Lưu ý: Sau khi hòa Thirosulfate vào nước cần để ít nhất 30 phút mới được dùng.
Nếu tăng lượng chlorine lên thì tăng lượng thirosulfate tương ứng.




Read More

23/1/19

Bệnh xuất hiện lẻ tẻ, trong đó triệu chứng điển hình là heo con run bẩm sinh (vừa sinh ra đã có triệu chứng run). Triệu chứng bệnh xuất hiện từ lúc heo vừa sinh ra và giảm dần khi heo lớn.

Đây là một bệnh không xuất hiện thường xuyên ở heo con sơ sinh. Khi bệnh xảy ra trong một lứa đẻ bất kỳ, nó thường không chỉ bị một con. Trường hợp bệnh nặng rất dễ dẫn đến tử vong do heo con quá run và không thể di chuyển đến gần bầu vú heo mẹ để bú.
Tỷ lệ tử vong trong một lứa đẻ hoặc một ổ dịch có thể tăng từ 3-10% so với mức bình thường. Khi heo con càng lớn, bệnh sẽ càng giảm.
Trong thực tế, hầu hết mọi trang trại chăn nuôi heo đều đã từng ít nhất một lần có heo con run bẩm sinh. 


Hiện có 4 nguyên nhân khác nhau được công nhận là gây hiện tượng heo con run bẩm sinh:
  1. Do di truyền.
  2. Do virus.
  3. Do tác động của một chất hóa học nào đó.
  4. Các trường hợp còn lại không rõ nguyên nhân.

Trong trường hợp nhiễm trùng, triệu chứng run có xuất hiện nhưng không rõ ràng có lẽ là do một hàng rào miễn dịch trên heo con đã được thiết lập ngay từ trong cơ thể heo mẹ.
Tuy nhiên, ở các trang trại có heo nái tơ (heo nái đẻ lần đầu), có tới 80% lứa đẻ của heo nái tơ có heo con run bẩm sinh. Điều này đến hiện nay người ta vẫn chưa lý giải được nguyên nhân nên chỉ có thể khuyến cáo các trang trại chăn nuôi heo hậu bị làm tốt công tác quản lý, vệ sinh, phòng bệnh…

Nguyên nhân và yếu tố góp phần dẫn đến hiện tượng heo con run bẩm sinh.
Dựa trên kết quả phân tích mô học não trong phòng thí nghiệm, có 4 nhóm nguyên nhân được phân loại như sau:
  1. Liên quan đến bệnh sốt heo cổ điển.
  2. Do một loại virus chưa thể xác định, có thể là circovirus vì hầu hết các triệu chứng run trên heo con và heo lớn đều do nhóm virus này gây ra.
  3. Liên quan đến vấn đề di truyền do giống. Một số giống thường gặp nhiều như Landrace. Trong một số trường hợp có thể do heo mẹ ngộ độc phospho hữu cơ.
  4. Nhiễm độc do tricholorfon hay metrifonate.

Các trường hợp còn lại không rõ nguyên nhân.
Chẩn đoán phát hiện khi heo con run bẩm sinh.
Chủ yếu là dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

Việc kiểm tra mô học trong phòng thí nghiệm chỉ có ý nghĩa phân biệt nhóm nguyên nhân gây bệnh heo con run bẩm sinh.

Điều trị khi phát hiện heo con run bẩm sinh.
Hiện tại, do nguyên nhân gây bệnh rất khó xác định nên người ta vẫn chưa thể điều trị được bệnh. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm tốt công tác quản lý thì tỷ lệ heo con run bẩm sinh có thể giảm đáng kể.
Luôn đảm bảo heo con được bú sữa đầu ngay lúc vừa sinh ra và luôn phải để ý, giúp đỡ heo con trong việc tìm kiếm núm vú để bú.
Loại bỏ ngay những thức ăn của heo nái đã hư hỏng hay bị ô nhiễm bởi triclorfon hay metrifonate.
Kiểm soát nguyên nhân lây nhiễm nếu xác định được nguyên nhân.

Read More
Trong thực tế, hầu như không một trại chăn nuôi heo nào không gặp trường hợp heo mẹ đè chết heo con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu (chiếm khoảng 45%) trong số các nguyên nhân gây chết heo con.

Heo con theo mẹ chết, 45% là do mẹ đè

Thực trạng heo con bị mẹ đè như thế nào?
Nhiều người chăn nuôi cho rằng đa phần heo con bị đè chết thường là heo nhỏ, còi cọc và yếu nhưng theo các số liệu nghiên cứu tại Ireland năm 2014 thì trong số những heo con chết do mẹ đè thì có tới 70% heo con khỏe mạnh bình thường.

Theo số liệu có được từ một số cuộc điều tra cho biết, tỷ lệ heo chết do mẹ đè / tổng số heo con chết cụ thể như sau:
- Trong 3 ngày đầu chiếm 55,3%.
- Trong 10 ngày đầu chiếm 47,3%.
- Trong 20 ngày đầu chiếm 42,9%.
- Trong 30 ngày đầu chiếm 32%.

Đặc biệt, tổng tỷ lệ heo chết do mẹ đè trong vòng 4 ngày đầu chiếm tới 86%, cụ thể như sau:
- Ngày 1 là 36%.
- Ngày 2 là 25%.
- Ngày 3 là 18%.
- Ngày 4 là 7%.

Trong các nghiên cứu đó, người ta chia cơ thể nái thành 3 phần: mông, eo, ngực, thì phần mông đè chết heo con chiếm 70%; phần eo chiếm 15,2% và phần ngực là 14,8%.

Vậy thì nguyên nhân heo con bị mẹ đè là do đâu?
Từ phía heo nái:
Chuồng nuôi quá chật nên heo nái không có nhiều không gian để trở mình, dễ đè phải heo con

Nguyên nhân hàng đầu là do khi heo nái chuyển từ trạng thái đứng sang ngồi hoặc nằm. Khi heo mẹ nằm xuống, thường nó rất thận trọng và từ từ nhưng có thể nó vẫn đè chết heo con.

Quá trình nằm tự nhiên của heo nái diễn ra như sau:
- Heo mẹ cảnh báo các con của mình bằng tiếng kêu ủn ỉn và đẩy nhẹ chúng xa ra bằng mũi.
- Heo mẹ gập người xuống bằng hai chân trước và kéo phần phía sau theo, một con heo con vẫn nằm trong khu vực nguy hiểm.
- Khung cơ thể làm chậm lại quá trình hạ thấp thân sau của nái giúp heo con có thời gian để tránh ra xa.
- Heo mẹ nằm xuống và những chú heo con an toàn.

Heo nái bị viêm vú hoặc một bệnh nào đó làm giảm sản lượng sữa.
Heo nái bị què, chân không vững.
Heo nái đẻ lứa đầu chưa có kinh nghiệm khi đứng lên ngồi xuống.
Chuồng nuôi thiết kế không hợp lý, quá chật chẳng hạn  heo mẹ khó trở mình, heo con không có nhiều không gian để di chuyển.

Từ phía heo con:
Heo con bị đè chết do quá yếu, nhỏ, chậm chạp nên không tránh kịp.

Thể trạng heo con không tốt (heo con ốm, bệnh, sốt cao, sinh ra đã yếu, ốm do lạnh…) khả năng vận động cũng như sức đề kháng không cao là nguyên nhân hàng đầu khiến heo con phản xạ chậm và hay bị mẹ đè chết.
Khi heo mẹ giảm sản lượng sữa vì một nguyên nhân nào đó làm cho heo con thiếu sữa, đói. Bởi vậy nó phải nằm thường xuyên bên heo mẹ (khu vực nguy hiểm) nên tỷ lệ bị mẹ đè chết tăng cao hơn.
Heo con có vấn đề về chân và khớp: què, đi lại khó khăn nên không tránh kịp.
Chuồng nuôi quá lạnh nên heo con phải nằm sát lại gần bên heo mẹ → heo con nằm trong khu vực nguy hiểm.

Làm sao để phát hiện kịp thời?
Khi heo con bị đè, nó sẽ la hét rất lớn nên chỉ cần để ý chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện và kịp thời giải cứu. Vậy nếu là ban đêm và người trực chuồng heo nái đẻ ngủ quên thì sao? (trong thực tế heo con đa phần bị đè chết vào ban đêm – khi con người không thể giám sát hết được toàn bộ heo con cẩn thận như ban ngày).
Thiết kế chuồng nuôi không hợp lý có thể giết chết heo con

Tốt nhất, để chủ động hơn trong việc phát hiện sớm các nguy cơ, bà con chăn nuôi cần phải để ý quan sát kỹ hơn. Nếu thấy các biểu hiện như:
- Heo nái bị tổn thương chân, viêm vú, stress, mệt mỏi…
- Heo con què quặt, đi lại khó khăn, ốm yếu, chậm chạp, đói và thường xuyên nằm cạnh mẹ…
- Thiết kế chuồng nuôi có chỗ chưa hợp lý như nhiệt độ, thiết kế sàn chuồng, diện tích…
Thì nên có các biện pháp phòng tránh trước khi quá muộn.

 Khắc phục heo con bị mẹ đè như thế nào?

Giữ cho môi trường yên tĩnh, giữ cho heo nái không bị stress là những việc làm vô cùng quan trọng

01 Nên theo dõi chặt chẽ heo nái trong thời gian đẻ và ngay sau khi sinh để phát hiện sớm xem chân heo nái có vững không?, nó có bị stress gì không?... nhằm phát hiện sớm nguy cơ heo nái có thể sẽ đè chết heo con hay không.

02 Tăng cường các biện pháp giúp heo nái có 4 chân khỏe mạnh như bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng, Canxi

03 Giữ cho môi trường luôn yên tĩnh, không làm heo nái căng thẳng là việc vô cùng cần thiết.

04 Để ý quan sát một số heo nái có hành vi bất thường như không muốn heo con bú, đụng vào người (nhất là heo nái đẻ lứa đầu) để đề phòng.

05 Theo dõi hồ sơ ghi chép của từng heo nái xem trong những lứa đẻ trước heo nái đó có đè chết con bao giờ chưa? Nếu có thì xác suất là bao nhêu để có phương án dự phòng thích hợp.

06 Thiết kế ô chuồng heo nái đẻ sao cho kìm hãm heo nái và giúp bảo vệ heo con được tốt nhất. Những heo nái được nuôi trên lớp lót chuồng thích hợp thì ít đè chết heo con hơn Những heo nái được nuôi trên lớp lót chuồng thích hợp thì ít đè chết heo con hơn

07 Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học chăn nuôi từ Ireland, những heo nái được nuôi trên lớp lót chuồng thích hợp (mùn cưa, sàn nhựa hoặc rơm) thì ít đè chết heo con hơn những heo nái còn lại).

 Theo VIETDVM
Read More

19/1/19

Vi khuẩn E.coli trong chuồng heo nái là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến và cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế nặng nề nhất do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của heo con làm giảm tăng trọng và tăng tỷ lệ chết.
Tuy nhiên ở chuồng đẻ không chỉ có E.coli gây ra những tổn thất đó; các yếu tố khác như môi trường, quản lý hay các tác nhân khác cũng gây những tác động tiêu cực tới heo con hoặc gián tiếp thúc đẩy E.coli gây bệnh mạnh mẽ hơn nữa.


Một chú heo con mắc bệnh do E.coli gây ra
Một chú heo con mắc bệnh do E.coli gây ra

1. Cơ cấu heo trong trại không hợp lý:
Mất cân bằng cơ cấu độ tuổi của heo nái trong trại cũng thúc đẩy E.coli bùng phát. Điều đó có nghĩa ta cần chú ý tới cơ cấu độ tuổi của heo nái trong trại. Nếu quá nhiều một độ tuổi nào đó đều không phù hợp và có thể gây bùng phát dịch bệnh
VD: Tỷ lệ heo nái đẻ lứa 1 tăng lên >20% sẽ tăng nguy cơ E.coli bùng phát tại trại do heo nái đẻ lứa 1 có khả năng miễn dịch và truyền miễn dịch thấp hơn heo nái dạ

2. Cách chăm sóc trong giai đoạn heo nái mang thai
Những chăm sóc ở giai đoạn heo nái mang thai cũng có ảnh hưởng lớn tới sự duy trì mầm bệnh E.coli và bùng phát E.coli trong trại heo nái

- Ở đầu thai kỳ (giai đoạn 35-40 ngày):
Đây là thời điểm quan trọng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của heo con.
Trong thời gian này nếu chúng ta cho ăn quá nhiều trong khoảng 3 ngày liên tục sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của heo nái và làm tăng bài thải progesterone qua gan (điều này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của heo con trong bào thai, nặng có thể gây chết thai).
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo vì nếu ngoài giai đoạn này thì mọi thứ vẫn diễn ra bình thường.
Ở giai đoạn này ít có ảnh hưởng của E.coli tới hiện tượng heo nái bị tiêu chảy

- Giai đoạn giữa thai kỳ:
Đây là giai đoạn quạn trọng để đưa thể trạng heo nái về chuẩn để chuẩn bị phục vụ cho thời kỳ nuôi con.
Từ giai đoạn này tới khi sinh heo bắt đầu có sự phát triển tuyến vú

- Giai đoạn cuối của thai kỳ:
Có nhiều tranh cãi về sự phát triển của heo ở giai đoạn này. Đa số đều cho rằng cần cho heo nái ăn nhiều để duy trì bào thai đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất.
Tuy nhiên nếu heo nái ăn quá nhiều cũng ảnh hường tới sức khỏe từ đó cũng ảnh hưởng lớn tới bào thai.

3. Yếu tố môi trường:
Với chuồng đẻ lúc nào cũng cần chú ý duy trì hai ngưỡng nhiệt độ.
Nhiệt độ chuồng nuôi: cần duy trì 22-24oC. Tuy nhiên, tùy vào nhiệt độ của môi trường mà điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với heo nái (đặc biệt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam).
Nhiệt độ ô úm dành cho heo con sơ sinh: là 36-38oC (duy trì trong tuần đầu sau khi sinh). Vì vậy ô úm cần sử dụng thêm thiết bị sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cao và ổn định (có thể dùng bóng điện hồng ngoại, bóng chạy bằng gas hay lò sưởi bằng than..).
Những yếu tôi môi trường sẽ giúp Heo con phát triển ổn định và duy trì sức đề kháng với E.coli.

4. Vaccine:
Cần xây dựng 1 lịch vaccine phù hợp với cả heo nái và heo con, tất nhiên phải đưa E.coli vào danh sách các vaccine cần phải tiêm.

5. Số lượng và chất lượng sữa:
Không phải tất cả các núm vú của heo nái đều tiết sữa như nhau vì vậy cần xây dựng một kế hoạch cho heo ăn hợp lý đặc biệt là sữa non điều này không chỉ giúp heo con có một hệ thống miễn dịch ổn định mà còn cung cấp đủ năng lượng cho heo con sơ sinh.


Năng lượng duy trì của heo sơ sinh và sau 24 giờ của heo con
Năng lượng duy trì của heo sơ sinh và sau 24 giờ của heo con

6. Di chuyển Heo con giữa các chuồng:
Heo con cần được nuôi ổn định trong chuồng và hạn chế vận chuyển, điều này là vô cùng cần thiết. Nếu thực sự cần phải chuyển chuồng chúng ta nên lựa chọn chuyển heo mẹ và thay vào đó 1 chú heo mẹ khác, chứ không nên chuyển heo con.
Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào quy mô trại, số con/ổ, số con chết, loại ở mỗi ổ, nếu số heo con còn lại quá ít thì có thể dồn vào để 1 heo nái nuôi (tăng hiệu quả khai thác nái).

7. Kiểm soát khi đưa heo vào chuồng đẻ:
Với những heo nái có chất lượng xấu có thể mang mầm bệnh vào chuồng nái --> cần lưu ý kiểm soát trước khi chuyển heo từ chuồng bầu sang chuồng đẻ.

Bảng đánh giá heo bầu chuyển tới chuồng heo đẻ
Heo nái khỏe mạnhHeo nái có thể mang mầm bệnh
Sức ănĂn tất cả các thực phẩmĐể thừa thức ăn
Thể trạngPhù hợpGầy, giảm cân
Phản ứng với kích thíchNhanh nhẹnỦ rũ, không nhanh nhẹn
Trọng lượng phân phốiHeo đứng đều trên cả 4 chânKhông vững vàng
Màu daLông ngắn và da màu hồng (tùy từng giống)Lông dài, da màu vàng nhạt, xanh hoặc tím tái
ThaiDuy trì thai tốt và phát triển vúBị sảy thai, thai chết lưu và không có sự phát triển của tuyến vú
Nhiệt độ cơ thể
TB: 38 ° C
Thời gian mang thai: 40 ° C
TB> 39 ° C
Thời gian mang thai:> 40 ° C
Tần số hô hấpTần số bình thường: 13-20 / phútKhó thở, nhịp thở bất thường
PhânNhất quán bình thườngTiêu chảy hoặc táo bón
Nước tiểuMàu sắc và mật độ bình thườngNước tiểu rất trắng hoặc đục


8. Vệ sinh và khử trùng tại các ô chuồng đẻ:
 - Làm sạch cơ học để loại bỏ các chất hữu cơ trên mặt sàn và gầm sàn đẻ.
 - Sử dụng các chất tẩy rửa và dùng bơm áp lực cao để vệ sinh chuồng.
 - Khử trùng sàn đẻ , máng ăn, ống nước và các dụng cụ hỗ trợ đỡ đẻ.
 - Ô đẻ cần được làm khô hoàn toàn trước khi chuyển heo nái từ chuồng bầu sang
→ Đây là nhân tố quan trọng giúp loại bỏ mầm bệnh (E.Coli) ra khỏi trại.

9. Công nhân:
Tất cả công nhân trong trại cần được qua một khóa đào tạo về quy trình chăn nuôi để có được những kiến thức cơ bản giúp họ làm việc một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Bảng các chỉ tiêu mà những công nhân cần chú ý
Điều kiện bất lợiẢnh hưởngĐiều kiện tối ưuẢnh hưởng
Môi trườngNhiệt độ chuồng nuôi> 22 ºC và <14 font="">- Giảm lượng ăn
- Giảm lượng sữa
- Sức khỏe suy giảm
Từ 18 - 22 °C
• Tăng thời gian cho heo con bú
• Tăng tiết sữa
Nhiệt độ của ô úmLạnh
- Hội chứng suy thận
- Môi trường chuông nuôi lạnh
Từ 36 - 38 °C
• Làm khô nhanh ô úm
• Heo con thường ngủ trong ô úm
• Giảm hội chứng suy thận
Dinh dưỡng cho heo náiNước cho heo náiTốc độ dòng chảy <2 font="" l="" ph="" t="">
- Sản xuất sữa giảm
- Tăng nguy cơ lây bệnh
> 2 l/phút
• Đủ nước sạch
• Tăng thời gian con bú
• Tăng tiết sữa
Thức ăn cho heo náiThức ăn nhiễm tạp chất
Thức ăn bị lên men
Sử dụng thức ăn mới và sạch
Giảm mật độ nuôi
Làm sạch chuồng nuôi
Khử trùng chuồng nuôi
Giảm mật độ nuôi
Làm sạch chuồng nuôi
Khử trùng chuồng nuôi
Giảm mật độ <3 br="" nbsp="" ng="" y="">Độ ẩm
Không làm sạch
Không khử trùng
- Tăng áp lực về các bệnh nhiễm trùng
- Có sự xuất hiện của các bệnh tiêu chảy
Môi trường khô
Giảm mật độ > 3 ngày
Dùng hóa chất làm sạch
Sử dụng chất khử trùng khác
• Áp lực dịch ↓
  
10. Chất lượng nước:
Nước là một chất dinh dưỡng rất quan trọng và đây cũng là nguồn lây nhiễm chủ yếu của E.coli.
Nước cần được làm sạch hóa chất, tạp chất và đặc biệt là vi sinh vật để chất lượng luôn đảm bảo.
Ngoài ra cần đảm bảo heo không bao giờ bị thiếu nước trong tất cả các chuồng nuôi nói chung và chuồng đẻ nói riêng.

Read More
Trong chăn nuôi heo hiện đại, việc úm heo không còn là điều quá xa lạ với mỗi người dân chăn nuôi. Tuy nhiên mỗi vùng, mỗi người lại có những cách làm khác nhau do những đặc thù riêng từng vùng miền cũng như từng điều kiện chăn nuôi khác nhau. Tất cả những phương pháp đó cùng có một mục đích là nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Úm heo ở giai đoạn heo nhỏ giúp heo có sức khỏe tốt trong giai đoạn theo mẹ, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng hấp thu sữa mẹ và hạn chế các bệnh trong gia đoạn này (đặc biệt hiện tượng tiêu chảy heo con), giảm việc thất thoát đầu con. Quan trọng nhất là heo con có một bước khởi đầu tốt để phát triển trong các giai đoạn sau.
Để thành công trong giai đoạn này việc quan trọng đó là chuẩn bị và lựa chọn chuồng úm heo sao cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi của trang trại, vùng miền, có giá thành hợp lý, chất liệu phù hợp.

Nhiệt độ úm heo
Cũng giống như úm gà, để úm heo thành công chúng ta cần theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi, nhiệt độ quây úm sao cho đạt nhiệt độ phù hợp với heo con trong giai đoạn đầu .
Trong chăn nuôi hiện nay nhiệt độ thích hợp cho heo con trong giai đoạn úm khoảng là 30ºC, nhiệt độ trong ngày đầu tiên cần duy trì ở 35ºC sau đó giảm dần 0,5ºC mỗi ngày sau đó với mùa đông và 1ºC mỗi ngày với mùa hè.

Với từng điều kiện chăn nuôi chúng ta nên úm heo trong cả quá trình heo con theo mẹ và trong tuần đầu sau khi chuyển sang chuồng heo cai sữa.
Để duy trì nhiệt độ quây úm heo như trên ta cần có nguồn cung cấp nhiệt.
Trong chăn nuôi hiện nay có 2 nguồn cung cấp nhiệt chính đó là bóng điện và úm bằng ga.
- Úm bằng bóng điện: với ưu điểm dễ dàng thực hiện, khá an toàn và có hiệu quả cao. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém. 
Hiện nay tại các nông hộ đang sử dụng bóng đè hồng ngoại 100w để úm heo (1 bóng/1 ô úm)

Úm heo bằng điện

 - Úm bằng ga: đây là phương pháp tiết kiệm chi phí (đa phần các trại có bioga), cần chú y rằng phương pháp này mức độ an toàn không cao dễ gây cháy nổ, khi úm bằng ga cần tính tới quá trình thoát khí và thông thoáng chuồng nuôi (ga sử dụng oxy để đốt cháy và sinh nhiệt) ngoài ra việc điều chỉnh nhiệt úm cũng cần lưu ý thường xuyên hơn khi úm bằng bóng úm.
Mỗi một quây úm cần thiết kế sao cho dễ thao tác, dễ di chuyển, và phù hợp với số heo trong chuồng.
- Bình thường mỗi quây úm có diện tích để úm cho 12 heo con mới sinh trong tuần đầu. Với chuồng nuôi hiện đại ( chuồng sàn ) chuồng úm có diện tích 3,5 m²- 4m² (bằng 3 tấm đan)

Quây úm cần đủ rộng cho dàn heo con

-Với chuồng nuôi ngoài dân ta có thể xây thêm 1 ô úm heo có diện tích 3,8 m² để có thể đảm bảo sức khỏe cho đàn heo con. Chuồng úm này có thể xây trong chuồng heo mẹ hoặc ngoài chuồng heo mẹ.

  Bố trí ô úm phù hợp với mỗi điều kiện nuôi

-Ta cũng có thể đóng những ô úm heo bằng gỗ hoặc hàn bằng kim loại để tiện di chuyển giữa các ô chuồng.

Ô úm được đóng cố định (ảnh minh họa)

 - Hiện nay trên thị trường cũng có bán sẵn chuồng úm có kích thước 96 x 40 x 50 với đa dạng các chất liệu.

Đệm lót trong úm heo
Tất cả các kiểu chuồng úm heo trên ta nên chú ý tới chất liệu lót nền, hiện nay chất liệu đang được sử dụng rộng rãi là gỗ được ghép thành ván. Trong thời gian gần đây trên thị trường đã có tấm lót bằng sợi polyner khá thuận tiện và cho hiệu quả cao.
Việc dùng tấm lót hay ván gỗ giúp lồng úm giữ nhiệt tốt hơn ngoài ra còn hạn chế hiện tượng tiêu chảy do heo nằm tiếp xúc trực tiếp với nền xi–măng.

Sàn chuồng úm làm bằng gỗ

 Giữ thông thoáng chuồng trong úm heo
 - Đối với chuồng nuôi ngoài dân việc giữ chuồng thông thoáng thường ít cần chú ý tới, nhưng việc chắn gió vào mùa lạnh lại rất cần thiết. Với kiểu chuồng nuôi này ta cần bố trí chuồng úm bên trong bạt chắn gió và nên thiết kế ô úm kín gió.
- Đối với chuồng kín việc đảm bảo nhiệt cho heo con trong giai đoạn úm là cần thiết tuy nhiên để đảm bảo việc úm heo hiệu quả ta cần chú ý tới quá trình thông gió trong chuồng nuôi. Đối với chuồng úm tốc độ gió cần đảm bảo ở mức 1,5m/s và duy trì độ ẩm 60ºC. Tuy nhiên với mùa nóng việc cân bằng nhiệt độ ô úm và nhiệt độ chuồng nuôi, tốc độ gió trong chuồng nuôi cũng cần được chú ý.

Ta có thể dùng bạt để ngăn không cho heo con bị gió lùa mà vẫn giữ cho chuồng nuôi được thông thoáng bằng cách ngăn bạt từ dưới lên đến thành chuồng úm ở trước mỗi ô úm, ngoài ra cần che bạt từ dưới lên tới 50% giàn mát để đảm bảo không khí bên trên chuồng nuôi vẫn được thông thoáng và heo con không bị gió lùa.
 Đối với chăn nuôi tại nông hộ nên có các biện pháp che chắn gió vào mùa lạnh để đảm bảo đàn heo con luôn ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè, với chuồng úm heo cần thiết kế nơi cao của chuồng, kín gió và đặc biệt tránh heo mẹ làm vỡ bòng úm và đèn sưởi.
Với chuồng úm của heo không nên bố trí máng ăn, máng uống bên trong mà nên bố trí bên ngoài. Chuồng úm cần phải bố trí hợp lý chuồng nuôi để thuận tiện các thào tác trên heo con, dễ dàng kiểm tra nhiệt và điều chỉnh nhiệt. Với mỗi kiểu chuồng có những cách bố trí như sau:

Bố trí ô úm với chuồng nuôi tại nông hộ

Bố trí ô úm với chuồng nuôi hiện đại


Bố trí ô úm trong thực tế

Sau khi lựa chọn và bố trí chuồng úm heo con, ta nên bật bóng úm trước khi heo đẻ có thể bật ngày khi heo đẻ. Trong quá trình chăm sóc heo cần lưu ý hành vi của heo để có những điều chỉnh phù hợp.

Nguồn: Vietdvm
Read More

Vì ngày ǝm đến là ngày rơi mùa hè. Bầu trời lấp lánh những cánh hoa như sao tỏa bay.
Dường như là vẫn thế ǝm không trở lại, mãi mãi là như thế ɐnh không trẻ lại. Dòng thời gian trôi như ánh sao băng...