Một cái cây có thể đứng vững trước giông bão nhờ vào bộ rễ của nó. Tương tự như vậy, một ngôi nhà sẽ chẳng thể vững vàng nếu thiếu đi hệ thống móng. Sau đây là một số loại móng thường dùng trong xây dựng nhà dân mà bạn cần biết. Móng, hay nền móng, là hạng mục xây dựng nằm phía dưới cùng của một công trình.
Chức năng chính của móng là nhận toàn bộ tải trọng tĩnh, động của công trình truyền xuống và sau đó phân phối tải trọng đó xuống nền đất. Một công trình được đánh giá là bền vững, ngoài các yếu tố về môi trường và sức khỏe con người, thì tuổi thọ của nó được quyết định rất nhiều bởi chất lượng nền đất và nền móng.
Trong hạng mục xây dựng dân dụng, móng nhà chiếm một tỷ lệ phần trăm chi phí khá lớn, vậy bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản như thế nào về hạng mục xây dựng này? Sau đây là một số loại móng thông dụng nhất mà bạn nên biết.
Chức năng chính của móng là nhận toàn bộ tải trọng tĩnh, động của công trình truyền xuống và sau đó phân phối tải trọng đó xuống nền đất. Một công trình được đánh giá là bền vững, ngoài các yếu tố về môi trường và sức khỏe con người, thì tuổi thọ của nó được quyết định rất nhiều bởi chất lượng nền đất và nền móng.
Trong hạng mục xây dựng dân dụng, móng nhà chiếm một tỷ lệ phần trăm chi phí khá lớn, vậy bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản như thế nào về hạng mục xây dựng này? Sau đây là một số loại móng thông dụng nhất mà bạn nên biết.
Giải pháp móng
Tùy vào quy mô và tính chất của ngôi nhà và nền đất mà kỹ sư thiết kế lựa chọn giải pháp móng hợp lí. Đảm bảo khả năng chịu lực, biện pháp thi công và tính hợp lí về kinh tế.
Móng có thể chia ra 2 loại: Móng nông và móng cọc
Móng nông: Là loại móng đặt trực tiếp trên nền đất tự nhiên, yêu cầu nền đất phải đủ cứng khi đặt móng, tránh hiện tượng lún và lún lệch.
Có 3 loại móng nông:
Móng đơn
Móng băng
Móng bè
Móng cọc: Với những công trình có tải trọng lớn, nền đất ngay bên dưới không đủ khả năng để chịu toàn bộ tải trọng của công trình. Hệ cọc được đưa xuống để chống đỡ toàn bộ tải trọng bên trên và đưa xuống tầng đất cứng dưới sâu.
Ngày xưa do hạn chế về kinh tế và nguồn nguyên vật liệu, móng có thể làm bằng móng gạch hay đá hộc. Ngày nay hệ móng chủ yếu được làm bằng bê tông cốt thép.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng giải pháp móng: Móng đơn hay móng cọc
Móng đơn
Móng đơn là móng bố trí ngay dưới chân cột, thường có dạng hình vuông hoặc chữ nhật, có tác dụng truyền tải trọng từ cột xuống nền đất tốt bên dưới.
Móng đơn
![]() |
Hình ảnh móng đơn trên công trường. |
![]() |
Cấu tạo của móng đơn bê tông cốt thép có mặt bằng đế móng hình chữ nhật. |
Móng đơn gồm 2 phần: đế đài móng và cổ cột. Đáy đài móng thường được đặt lên một lớp lót là bê tông mác thấp hoặc thi công nhà dân hay lót gạch và trải bạt, trải nilong. Mục đích của lớp lót là tạo ra 1 bề mặt bằng phẳng và tránh mất nước bê tông trong quá trình đổ bê tông
Thông thường móng đơn được liên kết với nhau bởi hệ dầm móng, vừa có tác dụng đỡ hệ tường xây bên trên, vừa có tác dụng giằng các móng đơn tránh hiện tượng lún lệch giữa các đài móng.
Móng đơn thường dùng cho nhà có tải trọng nhỏ, thường không quá 3 tầng và nền đất bên dưới tương đối cứng.
Móng băng
Móng băng thường là một dải dài, liến kết với nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt. Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.
Khi tải trọng công trình bên trên lớn và nền đất yếu, tiến diện móng đơn là quá lớn, các kỹ sư sẽ cân nhắc chọn giải pháp móng băng, kích thước móng băng thường từ 0,8m - 1,2m.
Móng băng có độ ổn định cao hơn móng đơn và được sử dụng nhiều cho nhà dân dụng từ 3-5 tầng
Để thi công móng băng, người ta thường đào móng quanh khuôn viên công trình hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó.
Để thi công móng băng, người ta thường đào móng quanh khuôn viên công trình hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó.
![]() |
Hình ảnh thi công móng băng ngoài công trường. |
Móng băng thường dùng là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Móng bè
Khác với móng đơn hay móng băng, móng bè là loại móng được đổ bê tông rộng toàn bộ ngôi nhà, phân đều tải trọng từ bên trên, qua hệ móng bè phân bố đều ra toàn bộ nền đất dưới nhà.
Đối với những khi vực có nền đất yếu hoặc có nước nguy cơ lún không đều. Ngoài việc đầm chặt và bổ sung cát, các kỹ sư còn dùng móng bè để khắc phục nhược điểm này.
Móng bè được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dại dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm của loại móng này là tác dụng phân bố đồng đều tài trọng của công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Đối với những khi vực có nền đất yếu hoặc có nước nguy cơ lún không đều. Ngoài việc đầm chặt và bổ sung cát, các kỹ sư còn dùng móng bè để khắc phục nhược điểm này.
Móng bè được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dại dải, ca rô hay đơn lẻ. Ưu điểm của loại móng này là tác dụng phân bố đồng đều tài trọng của công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Móng bè
Tùy vào tải trọng và kích thước móng bè mà chọn độ dày móng bè cho phù hợp. Thông thường với nhà dân dụng, móng bè thường dày từ 150mm - 200mm. Đan thép 2 lớp và xung quanh chạy dầm bo đẻ hệ móng cứng và ổn định hơn.
Móng bè có độ ổn định cao nhất, tuy nhiên tốn vật liệu bê tông và thép, và khối lượng đào đắp lớn nên chỉ được sử dụng trong một số trường hợp tải trọng bên trên lớn và nền đất yếu.
Móng bè còn được tận dụng để làm móng bể ngầm. Khi thi công móng bè cần chú ý tới công tác đẩy nổi móng khi đất nền nhiều cát
Móng cọc tre và cừ tràm
Nhiều người tưởng nhầm đây là giải pháp móng cọc nhưng không phải. Cọc tre và cừ tràm chỉ có tác dụng nén chặt nền đất yếu giúp nền đất cứng và ổn định hơn để đặt hệ móng.
Cọc tre và cừ tràm chỉ được sử dụng khi nền đất dưới công trình là bùn, sét nhiều nước. Nếu gặp nền đất khô ráo thì không được sử dụng cọc tre và cừ tràm vì sau một vài năm cọc tre và cừ tràm sẽ mục nát và không có tác dụng nén chặt nền đất.
Móng cọc
Trước khi thiết kế giải pháp móng, một bước chuẩn bị rất quan trọng là khảo sát địa chất để kỹ sư nắm được địa chất phía dưới công trình, từ đó đưa ra giải pháp móng và chiều dài cọc hợp lí, tránh những rủi ro và lãng phí không cần thiết.
Để có nhiều thông tin hơn về giải pháp móng cọc, các bạn tham khảo tiêu chuẩn TCVN 10304-2014: Móng cọc, tiêu chuẩn thiết kế
Thông thường có các giải pháp: cọc ép, cọc đóng, cọc khoan nhồi, cọc barrett,…
Cọc đóng, cọc ép, cọc ly tâm: Thường dùng cho các công trình cao từ 5 đến 20 tầng.
Móng cọc
![]() |
Tập kết Cọc ép 25x25 chuẩn bị thi công |
![]() | ||
Thi công cọc ly tâm
|
Cọc 20x20: Sức chịu tải 1 cọc từ 15-25 tấn. Dùng nhiều trong xây dựng nhà phố
Cọc 25x25: Sức chịu tải lấy từ 25-35 tấn. Dùng trong xây dựng nhà phố và các dự án đô thị
Cọc 30x30: Sức chịu tải lấy từ 35-55 tấn
Cọc 35x35: Sức chịu tải lấy từ 55-70 tấn
Cọc khoan nhồi: Cọc có đường kính 600mm, 800mm, 1000m, 1200mm, 1500mm… phụ thuộc vào kích thước gầu đào. Sau khi múc đất, lồng thép được đặt xuống và sau là giai đoạn đổ bê tông.
Cọc khoan nhồi yêu cầu tối thiểu phải đặt vào lớp cuội sỏi nên có chiều sâu lớn. Thông thường từ 40m đến 50m cho địa chất ở Hà Nội và sâu đến 100m cho địa chất Sài Gòn.
![]() |
Lồng thép cọc khoan nhồi
|
Cọc barrett: Phương pháp thi công giống cọc khoan nhồi, hố đào hình chữ nhật. Các kích thước gầu đào thông dụng là 600x2800mm, 800x2800mm, 1000x2800mm…
Cọc barrett có sức chịu tải lớn hơn cọc khoan nhồi nên thường được sử dụng cho những công trình siêu cao tầng.
Giằng móng
Giằng móng, hay dầm móng là các dầm bê tông cốt thép liên kết các đài móng với nhau theo 2 phương.
Tác dụng của giằng móng
Giằng móng có tác dụng giằng các đài lại với hạn chế chuyển vị lệch giữa các đài móng.
Đỡ tường xây hoặc tải trọng nền.
Kích thước giằng móng: Tùy vào tải trọng và chiều dài của giằng móng, yêu cầu hạn chế chuyển vị mà tính toán ra kích thước giằng móng cho hợp lí.