28/7/19

Vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD) ở gà và gây bệnh viêm xoang truyền nhiễm của gà tây, những tổn thất của bệnh gây ra có ảnh hưởng rất lớn với gà thịt, gà giống và gà đẻ thương phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh CRD, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh CRD và vi khuẩn MG gây bệnh được tiến hành. Đây là một bệnh cần phải kiểm tra định kỳ và được đặt lên hàng đầu là việc chẩn đoán bằng phản ứng ngưng kết nhanh. Từ năm 2007, bộ môn Vi trùng Viện Thú y đã phân lập và có giống vi khuẩn MGGC8; bộ môn đã tiến hành chế tạo kháng nguyên (KN) MG dùng trong chẩn đoán bệnh CRD trên diện hẹp. Những nghiên cứu bước đầu về các chỉ tiêu vô trùng, an toàn và hiệu lực của kháng nguyên này đối với đàn gà nuôi ở Việt Nam đã cho kết quả tốt.
Nhằm góp phần phòng chống bệnh CRD ở Việt Nam đạt hiệu quả cao, nhóm nghiên cứu tại Viện Thú y do TS. Đào Thị Hảo dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên chẩn đoán nhanh và giám sát sự lưu hành của vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) trên gà tại khu vực phía Bắc” trong giai đoạn 2013-2015.

Một số kết quả nghiên cứu:
1. Giống vi khuẩn MGGC8 có tính kháng nguyên ổn định, đảm bảo các chỉ tiêu về giống dùng để chế kháng nguyên khi được nuôi cấy từ môi trường đông khô, thạch lỏng và được gây nhiễm qua phôi trứng, tương tự như giống MGS6 chuẩn, cụ thể:
+ Giữ được tính độc lực và ổn định trên phôi gà, gây chết phôi với liều gây nhiễm 1×108 vk/ml, trong vòng 48- 96 giờ với những bệnh tích điển hình của vi khuẩn MG.
+ Phát triển ổn định trên các loại môi trường MB, MA; pH thay đổi từ 7,8- 5,3; nhuộm Giemsa dương tính; lên men đường Glucose; HI≥ 1/8; xác định cấu trúc gen bằng phản ứng PCR kích cỡ sản phẩm là 530 bp

2. Đã chế tạo và hoàn thiện được 280 ml KNMG tương đương với 10.000 liều (phản ứng) trong phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính xác định tỷ lệ nhiễm bệnh CRD ở gà.
+ Kháng nguyên MG đạt các chỉ tiêu An toàn 100%; Vô trùng; Thuần khiết; Đậm độ vi khuẩn đạt 1×1010 vk/ml; Hiệu giá ngưng kết: nồng độ ≥1/8; độ đặc hiệu 100%; độ nhạy ≥90%; màu xanh tím; giá thành 75% so với sản phẩm nhập ngoại.

3.Ứng dụng kháng nguyên MG do Viện Thú y chế tạo đã xác định được:
+ Tất cả các giống gà trên địa bàn nghiên cứu được kiểm tra đều dương tính với KNMG trong phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính với kết quả: Tỷ lệ nhiễm chung toàn đàn nghiên cứu là 34,04%;
+ Tiến hành phân lập đươc 15 chủng MG từ 100 phổi gà có huyết thanh dương tính với KNMG, xác định được 15/15 chủng thuộc týp huyết thanh A tương tự như chủng MGGC8 dùng để chế kháng nguyên.

4. Kháng nguyên MG Viện Thú y sản xuất đáp ứng được yêu cầu dùng để xác định tỷ lệ nhiễm MG bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên các đàn gà nuôi ở Việt Nam.
Tổng hợp: N.P.D
Nguồn tin: Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia
Read More

27/7/19

Nuôi gà nòi Bến Tre đang là một trong những lựa chọn đầu tiên của bà con nông hộ trong thời gian này. Với sức sống cao, thời gian nuôi tương đối và đầu ra ổn định, đặc biệt giá thị trường hiện đang khá tốt nên nuôi gà nòi hiện đang phát triển mạnh, một số lưu ý sau từ kỹ sư Hùynh Yên Ngân sẽ giúp bà con chăn nuôi thành công hơn.
CHỌN GÀ CON
Chọn gà từ lò có uy tín, gà phải đều cỡ, chân bóng, lông non ít, thời gian nở đồng đều và phải chích ngừa maret tại lò. Bên dưới là một số thông tin về bệnh maret trên gà.
  • [vtab]
    • BỆNH MARET
      • Marek là bệnh truyền nhiễm của gà do một loại virus thuộc nhóm herpes gây ra. Bệnh có đặc điểm là sự tăng sinh cao độ tế bào lympo dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt.
        Virus gây bệnh được nhà bệnh lý học người Hungary Jozsef Marek mô tả lần đầu tiên ở nước này vào năm 1907.
        Đến nay người ta đã phân lập được ba type virus herpes:  type 1 và  type 2 được phân lập trên gà, (trong đó  type 2 không có độc lực);  type 3 cũng không có độc lực, nhưng được phân lập trên gà tây.
    • ĐƯỜNG LÂY
      • Bệnh có thể lây lan nhanh, mạnh trên đàn gà vì virus có trong các nang lông. Sau khi nhiễm bệnh 14 ngày, gà con đã lây bệnh cho nhau.
        Virus có thể tồn tại nhiều tháng trong môi trường ở nhiệt độ 20-25 độ C và hàng năm ở 4 độ C. Khi xâm nhập vào đàn, virus có khả năng lây lan nhanh giữa gia cầm chưa được tiêm phòng. Gà nhiễm bệnh tiếp tục mang trùng và là nguồn lây bệnh trong thời gian dài. Virus có thể lan truyền rất xa trong không khí.
        Bệnh lây trực tiếp từ gà ốm sang gà khoẻ bằng đường thở và lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và cơ sở ấp trứng có chứa mầm bệnh.
        Bệnh không lây qua phôi.
    • TRIỆU CHỨNG
      • Bệnh tiến triển chủ yếu ở hai thể cấp tính và mãn tính.Thể cấp tính chủ yếu ở gà 4 – 8 tuần tuổi, có thể sớm hơn.
        Bệnh ít có triệu chứng điển hình, ngoài hiện tượng chết đột ngột. Tỷ lệ chết thường cao, có khi tới 20 – 30%, thường thể hiện triệu chứng ủ rũ và gầy yếu trước khi chết.
        Gà thường bỏ ăn, ỉa phân lỏng và giảm tỷ lệ đẻ, đi lại khó khăn, bại liệt, sã cánh một bên do viêm dây thần kinh vận động.
        - Thể mãn tính (thể cổ điển) chủ yếu xảy ra ở gà 4 – 8 tháng tuổi thường ở hai thể, thể thần kinh và thể mắt.
        + Thể thần kinh: gà bệnh đi lại khó khăn, liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn. Đuôi gà có thể bị rủ xuống hoặc lệnh sang một bên. Cánh sã xuống một bên hoặc cả hai bên.
        + Thể viêm mắt: Trong nhiều ổ dịch, gà thường viêm mắt. Bệnh bắt đầu bằng hiện tượng viêm mắt nhẹ. Gà tỏ ra rất mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt trong. Dần dần viêm màng tiếp hợp rồi viêm mống mắt. Mủ trắng đóng dầy khoé mắt, khả năng nhìn kém dần, không mổ trúng thức ăn và cuối cùng có thể bị mù.
    • BIỂU HIỆN
      • - Thể cấp tính: chủ yếu hình thành các khối u ở nội tạng. U thường có ở gan, lách, thận, phổi, buồng trứng, túi fabricius, dịch hoàn … gan, lách sưng to hơn nhiều lần so với bình thường, nhạt màu và bở. Đó là thể u lan tràn.Trường hợp khối u ở thể hạt làm mặt gan sần sùi với nhiều nốt to nhỏ không đồng đều nhau màu trắng xám. Trường hợp khối u ở đường tiêu hóa như dạ dày tuyến, thành ruột, sẽ làm tổ chức này dày lên. U ở cơ làm tổ chức cơ phồng to, mặt cắt khối u màu trắng xám do thâm nhiễm bạch cầu.|
        Thời gian ủ bệnh khoảng 3- 4 tuần sau khi nhiễm.|- Thể mãn tính: bệnh tích chủ yếu là hiện tượng viêm tăng sinh các dây thần kinh ngoại vi. Dây thần kinh hông, thần kinh cánh  bị sưng to, có khi to hơn 4 – 5 lần so với bình thường và có thể bị phù thũng. Ngoài bệnh biến ở tổ chức thần kinh còn một số bệnh tích khác như các cơ bị teo, mắt mù, con ngươi biến dạng.
    • CHẨN ĐOÁN
      • Dễ nhầm bệnh Marek với bệnh Leuco về mặt dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và các biến đổi bệnh tích đại thể.Cũng cần phân biệt bệnh Marek với bệnh Newcastle thể mãn tính. Cả hai bệnh đều có hiện tượng bại liệt, song bệnh Newcastle biểu hiện rối loạn cơ năng vận động do bệnh biến ở thần kinh trung ương thường phổ biến hơn.
Lưu ý, nếu gà có con mọc lông cánh chứng tỏ trong bầy không đều nhau ngày ấp hoặc nhóm mọc lông trước bị lạnh hoặc bệnh lý, vì khi gà lạnh hoặc nhiễm bệnh lông có xu hướng mọc nhanh hơn để sưởi ấm thân nhiệt, điều này cũng đúng với gà lớn.

Nhập vào phải cho vào chuồng úm ngay và ghi chú thời gian rõ ràng, nên xài Dương lịch dễ theo dõi lịch thuốc và vaccin.

CHUẨN BỊ CHUỒNG ÚM
1. Chuồng úm: làm từ các vật liệu dễ tìm tại địa phương như tre, gỗ, bạt hoặc lá, được vây lại theo hình vuông, vật liệu tốt nhất là tre và bạt plastic để tận dụng di chuyển chuồng úm sau mỗi vụ dễ dàng nếu có diện tích đất rộng để giảm tỷ lệ mầm bệnh cho đàn gà sau.
Chuồng úm có kích thước như sau:
Với giống gà nòi cần 1m3 cho 100 gà con mới bắt và tăng dần diện tích khi gà bắt đầu lớn. Có thể gia giảm tùy theo diện tích cho phép của trại nuôi tuy nhiên không lệch quá để tránh gà lạnh hoặc quá nóng.
Chiều cao chuồng gà từ 1m - 1m5.
Có che đủ 4 phía nhằm giữ ấm cho gà. Có thể tận dụng bao thức ăn chăn nuôi may lại làm mành sẽ tiết kiệm chi phí, tuy nhiên phải đảm bảo các loại bao này chưa từng tiếp xúc với đàn gà trước và không mang mầm bệnh gây hại cho gà con.

2. Nền
Hiện tại với bà con nông hộ thường sử dụng nền chuồng là nền đất thịt khô ráo hoặc đất thịt có trải cát phía trên để làm phền nền úm.
Nên cuốn nền đất hoặc nền cát đệm bằng phẳng. rải một lớp trấu sạch dày khoảng 1cm, sau đó rải thêm chế phẩm sinh học balasa một lớp nhằm tạo môi trường phân hủy các chất hữu cơ giúp giảm mùi hôi chuồng gà con.
Sau đó trải thêm một lớp trấu dày từ 3 - 4cm phía trên cùng.
Một số nông hộ hiện nay sử dụng nền tráng xi măng, việc này làm giảm công dọn dẹp và vệ sinh hơn trong chăn nuôi cũng đang được áp dụng khá nhiều, mô hình này hiệu quả với các nông hộ có diện tích đất ít và khó thay đổi vị trí chuồng úm.

3. Nhiệt độ chuồng úm
Nhiệt độ là điều kiện quan trọng với đàn gà con, yếu tố này quyết định năng suất của gà con và ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng. vì vậy cần được quan tâm kỹ từ thời gian đầu thả gà.
Đặc điểm mô hình nuôi bán công nghiệp tại nông hộ là khu vực chăn nuôi chủ yếu ở vườn nhà, có cây lớn che bóng râm nên việc quản lý chuồng trại cần quan tâm nhiều hơn về nhiệt độ.

Biểu đồ nhiệt độ chuồng úm gà tham khảo từ galuonghue.com.vn
Cần phải chú trọng đặc biệt bởi trong giai đoạn đầu gà con chưa thể tự điều chỉnh được thân nhiệt.
Thiết bị sưởi thường được sử dụng và khuyến cáo nên dùng là bóng hồng ngoại, nên chọn loại bóng có công xuất tối thiểu là 100W và tối đa là 250W. Bố trí dàn bóng phân bổ đều trên quây úm với mật độ là 60- 100 gà/bóng.
Chiều cao của bóng treo so với mặt nền chấu là: 50- 60cm. Bóng hồng ngoại được sản xuất khuyến cáo dùng cho động vật non, giúp tập trung nhiệt tốt hơn, kích thích hệ miễn dịch và tăng trưởng cho gà con.
Với điều kiện của một số nông hộ, có thể dùng bóng đèn tròn 25W với tỷ lệ 50 gà con 1 bóng đèn và trải đều khắp chuồng úm, sau khi gà lớn.
Thời gian chiếu sáng đèn tham khảo cho đàn gà con
Với điều kiện thời tiết tại miền Tây có hai mùa mưa và mùa nắng, cần lưu ý thời tiết tại địa phương mà điều chỉnh thời gian chiếu sáng cho phù hợp. Bình thường gà từ 1-3 ngày tuổi phải bật đèn úm 24/24, từ ngày thứ 4 để đèn tới 7h sáng nếu không mưa, tối từ 16-17h bật đèn.
Sau 15 ngày ngưng đèn úm, tuy nhiên, với mùa lạnh 20-28 ngày ngưng đèn, hoặc tình hình thời tiết lạnh giảm bóng đèn từ từ.
Thời gian úm gà phải chú ý quan sát biểu hiện của gà con để điều chỉnh nhiệt độ chuồng úm cho phù hợp:
Có gió lùa: Gà kêu râm ran, tập trung lại vào một chỗ tránh hướng gió lùa vào. -> Cần chú ý buộc chặt các vách.
Quá lạnh: Gà con tập trung hết vào dưới nguồn nhiệt -> tăng nguồn nhiệt hoặc hạ độ cao của đèn.
Quá nóng: Gà con tản ra xa vị trí nguồn nhiệt -> giảm số lượng đèn hoặc nâng đèn lên cao.

4. Thức ăn
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của gà con.
Hiện tại gà con bắt về sau 1 giờ có thể bắt đầu cho ăn thức ăn hỗn hợp dạng mảnh. Có mâm ăn riêng cho gà con
Với gà con phải cho ăn 24/24, mỗi lần một chút, khi hết phải thêm vô, canh không thiếu thức ăn. Khay ăn và khay uống nên được bố trí đều ở quanh quây úm để đảm bảo gà con có thể tiếp cận với nguồn thức ăn và nước uống bất cứ khi nào cần.
Cần có mâm ăn riêng cho gà con.

THUỐC ÚM GÀ CON
Bổ sung nước thuốc giúp gà úm đạt năng suất cao.
Thời gian pha thuốc:
Sáng: 6h - 11h.
Trưa: 11-15h
Chiều: 15-20h
Tối: 20 - đến sáng hôm sau.
Theo đó, các cử Sáng, Trưa, Chiều bắt buộc phải pha thuốc úm vào nước cho gà, cử Tối chỉ cần cho gà uống nước sạch.

1. Thuốc úm gà
Thuốc úm phải trộn và bỏ vô keo đựng bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng và động vật khác. Có thể sử dụng keo 1kg để phù hợp với quy cách đóng gói các loại thuốc hiện nay. Mỗi loại thuốc 1 keo riêng và phải có nhãn ghi chú tên thuốc + liều lượng sử dụng trên nắp keo.
Hiện nay theo thực tế có một số loại thuốc úm hiện đang sử dụng tốt:
- Hepatol (Greenvet): 1cc/1lít nước
- Điện giải Electrolytes Water Soluble (Bayer) AT110: 1 muỗng cà phê cho 1 lít nước
- Bromhexin: 1 muỗng cà phê cho 1 lít nước
- Tydoxin: 1 muỗng cà phê cho 1 lít nước
- Gluco KC: 1 muỗng cà phê cho 1 lít nước
- B Complex: 1 muỗng cà phê cho 1 lít nước
- Men tiêu hóa
- Diclacox

Lịch pha thuốc tính từ ngày nhập gà:
Ngày thứ 1 - 2 - 3 - 4: AT110 + Tydoxin + GlucoKC
Ngày thứ 5 - 6 - 7: AT110 + Hepatol
Ngày thứ 8 - 9 - 10: AT110 + Diclacox + Gluco KC
Ngày thứ 11 - 12 - 13: AT110 + Bcomplex + Men tiêu hóa
Ngày thứ 14 - 15  - 16: AT110 + Tydoxin + Bcomplex
Lưu ý:
Mỗi thứ 1 muỗng cà phê pha được 4 lít nước thuốc. Riêng hepatol thì 1cc cho 1 lít nước
Lịch thuốc sài suốt thời gian nuôi, cứ quay lịch lại sử dụng.
Thuốc pha theo lịch phía trên, điều chỉnh sau mỗi cử, dư ra phải bỏ đi không được sử dụng lại.



Một số loại thuốc úm tham khảo
LỊCH VACCIN GIÀ 
Phòng bệnh hơn trị bệnh!
Lịch vaccin gà phải thực hiện đúng ngày, đúng quy trình và có hướng dẫn của kỹ sư thú y.
Sau đây là lịch vaccin tham khảo:
Ngày tuổi Loại vaccin Cách dùng
3 ND - IB Nhỏ mũi
7 Gumboro Nhỏ miệng
10 Đậu gà Châm cánh
18 Gumboro Nhỏ miệng
25 ND-IB Nhỏ mũi
35 H5N1 Tiêm da cổ
45 Tụ huyết trùng
65 ND-IB Cho uống

Read More

22/7/19

Sản xuất thành công gà giống từ phương pháp thụ tinh nhân tạo mở ra mở một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung. Những con gà giống chất lượng cao, sạch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện tất yếu để phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Read More

26/6/19

Trước đến nay chúng ta thường quan điểm nước khác với dinh dưỡng. Nhưng thực chất, nước chính là một thành phần dinh dưỡng quan trọng cho bất kỳ cơ thể sống nào kể cả gia cầm. Nước không những là chất dẫn giúp vật hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn mà nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố, giúp các tế bào hoạt động khỏe mạnh hơn…
Như vậy, chăn nuôi gà nếu muốn thành công thì không thể bỏ qua việc cung cấp đúng loại nước, đủ lượng nước, đúng cách cho đàn gà ngay từ những ngày đầu.
Giống như hầu hết các loài vật khác, gà đòi hỏi một nguồn cung cấp nước sạch hằng ngày. Tuy nhiên, đa phần người chăn nuôi nói chung và người chăn nuôi gà nói riêng thường không lưu ý tới việc cung cấp đủ nước để cho con vật sản xuất ra “lương thực” cho con người (trong trường hợp này là cung cấp đủ nước cho gà mái đang đẻ trứng để gà con nở ra khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu hay cho những quả trứng chất lượng ngon hơn).
Read More

23/1/19

Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, người chăn nuôi gà đồi ở xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn) đang dồn sức chăm sóc chuẩn bị phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Gia đình anh Trần Văn Vinh ở xóm 11 là hộ đầu tiên của xã Nghĩa Hưng thực hiện thành công mô hình nuôi gà thả đồi theo hướng hàng hóa. Với cách nuôi gối vụ, mỗi năm 6 lứa, trung bình mỗi lứa từ 1.500 - 2.000 con gà, vào dịp Tết gia đình tăng tổng đàn lên 4.000 con.
Với kinh nghiệm nuôi gà nhiều năm, anh Vinh cho biết: Dịp Tết, người dân chủ yếu mua gà trống để cúng, phục vu nhu cầu tâm linh truyền thống. Chính vì vậy, gia đình anh cũng tập trung nuôi gà trống đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Để có đàn gà khỏe mạnh, mã đẹp, ngoài việc tiêm đầy đủ các loại vacxin, khi gà mới được 25 ngày tuổi gia đình cho gà uống nước tỏi, xông chuồng bằng bồ kết để kháng bệnh viêm ruột, cầu trùng và cảm cúm. Gà được bổ sung các loại thức ăn như: rau, lúa, cám để gà chắc thịt, thơm ngon.

Đàn gà trống thả đồi của gia đình anh Trần Văn Vinh - xóm 11, xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn). Ảnh: Minh Thái
Đàn gà trống thả đồi của gia đình anh Trần Văn Vinh - xóm 11, xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn). Ảnh: Minh Thái
Anh Trần Văn Vinh cho biết thêm: “Nuôi gà thả vườn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra, chi phí đầu tư thấp hơn so với nuôi nhốt, thịt gà chắc, ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng”.
Theo tính toán của người chăn nuôi, nếu giá dao động từ 65.000 - 70.000 đồng/kg, người chăn nuôi đã có lãi. Năm nay, phấn khởi hơn, nhiều mặt hàng nông nghiệp giảm mạnh, nhưng giá gà vẫn bình ổn với mức 80.000 - 85.000 đồng/kg. Tính ra sau hơn 3 tháng chăm sóc, mỗi con gà cho lãi 40.000 đồng. Gia đình anh Vinh nuôi mỗi năm khoảng 6 lứa, nếu thuận lợi, gà không bị dịch bệnh, thì mức lợi nhuận khoảng 350 - 400 triệu đồng/năm.
Cũng theo xu hướng này, hộ anh Trần Văn Sơn ở xóm 12, cũng tăng đàn gấp đôi vào dịp Tết, với tổng đàn hơn 1.000 con. Với 5 năm kinh nghiệm trong nghề chăn nuôi gà ta, anh Sơn hiểu rõ con gà qua từng biểu hiện nhỏ nên việc chăn nuôi khá thuận lợi. Anh chia sẻ: “Tôi thấy việc nuôi gà đồi ít tốn công, đầu ra cũng dễ, giá cả ổn định. Việc nuôi theo mô hình thả đồi, có chuồng trại sẽ giúp chúng tăng sức đề kháng, tăng chất lượng thịt gà khi xuất chuồng. Gà con khoảng 3 ngày tuổi mua về nếu được chăm sóc tốt hơn 3 tháng có thể xuất bán, khi đó gà có trọng lượng khoảng 1,7 - 2kg”.
“Mỗi năm gia đình xuất bán ra thị trường gần 3.500 - 4.000 con gà, tương đương hơn 12 tấn gà thịt. Với mức giá ổn định 80.000 - 85.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình thu về hơn 150 - 200 triệu đồng/năm” - anh Sơn phấn khởi cho biết thêm.

Nguồn: VOV
Read More

Vì ngày ǝm đến là ngày rơi mùa hè. Bầu trời lấp lánh những cánh hoa như sao tỏa bay.
Dường như là vẫn thế ǝm không trở lại, mãi mãi là như thế ɐnh không trẻ lại. Dòng thời gian trôi như ánh sao băng...