18/6/12

Cá Bống dừa:  Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851)


* Định loại:
Bộ: Perciformes
    Họ: Eleotridae
        Giống: Oxyeleotris
                 Loài: Oxyeleotris urophthalmus

* Tên tiếng anh: không có

* Tên Latinh:
Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851)

* Hình ảnh của loài:


cá bống dừa

cá bống dừa


* Bản đồ phân bố của loài:
cá bống dừa

* Synonyms:
Eleotris urophthalmus Bleeker, 1851
Oxyeleotris urophthalmus Smith, 1945

* Mô tả:
     Dài chuẩn / dài đầu = 3.35 (3 – 4.17)
     Dài chuẩn/ Cao thân = 5.16 (4.06 – 6.11)
     Dài đầu / đường kính mắt = 7.68 (6 – 11.33)
     Dài đầu / Dài mõm = 2.74 (2.24 – 3.75)
     Dài đầu  / khoảng cách 2 mắt = 3.4 (2.75 – 4.25)
     Dài cuống đuôi / Cao cuống đuôi = 1.74 (1.43 – 2.31)
     Cao thân / Cao cuống đuôi = 1.46 (1.2 – 2.25)

* Đặc điểm hình thái (Trần Giảng, 2010) 
Đầu dẹp bên, rộng lớn hơn cao thân. Mõm tù, hướng lên. Miệng trê, rộng, rộng miệng tương đương chiều dài xương hàm trên. Rạch miệng xiên, kéo dài tới đường thẳng kẻ qua giữa mắt. Răng nhọn, mịn, xếp thành nhiều hàng trên mỗi mõm hàm. Không có râu. Mắt tròn, nhỏ, lệch về phía lưng của đầu, gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Lưỡi rất phát triển, dẹp bằng, đầu lưỡi tròn. Phân trán giữa hai mắt rộng, cong lõm và tương đương hai lần đường kính của mắt.
Thân cá mập, phần trước hơi dẹp bằng, phần sau hơi dẹp bên, đường lưng lõm xuống ở trán. Cuống đuôi thon dài, vảy nhỏ, phủ khắp thân và đầu (trừ mõm).
Đầu và phần trước của thân phủ vảy tròn, phần sau phủ vảy lược, vảy phủ lên gốc vi ngữ và không quá 1/2 vi đuôi.
Khoảng cách giữa hai vi lưng nhỏ hơn chiều dài gỗ vi lưng thứ nhất. Cơ gốc vi ngực phát triển. Hia vi bụng tách rời nhau. Vi đuôi tròn, cơ gốc vi đuôi phát triển.
Cá có màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, có nhiều sọc nhỏ màu nâu hoặc xám tạo thành vân. Mặt lưng có 3 điểm đen: Một ở sau đầu, một ở gốc vi lưng thứ nhất và một ở gốc vi lưng thứ hai. Mặt bên thân có nhiều đốm đen to. Vi ngực màu cam với nhiều hàng chấm song song nằm với các tia vi, rìa vi bụng màu cam.

* Một số chỉ tiêu hình thái (Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương 1993)
D1: VI   D2: I, 10   A: I, 9   P: 17-19   V: I, 5

* Tài liệu tham khảo:
- Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống có giá trị kinh tế ở Hậu Giang (Trần Giảng, 2010)
- Đặc điểm sinh học của một số loài cá bống phân bố ở Sóc Trăng (Tô Thị Mỹ Hoàng, 2009)

Bài cùng thư mục

0 comentários:

Đăng nhận xét