10/2/11


Nuôi cá da trơn là thếmạnh  của Đồng  Tháp cũng như các  tỉnh ĐBSCL.  Nghề này tuy không  ít thăng  trầm bởi khủng hoảng  mang tính  chu kỳ đã làm  không ít  hộ nuôi phải trắng  tay nhưng  đã góp phần giải  quyết công  ăn việc làm cho  rất nhiều  lao động tại địa  phương. Nhiều  người đã trở nên  khấm khá  và đã  góp phần làm rạng  danh nghề  cá Việt Nam, chúng  tôi muốn  nói đến anh Trần  Văn Hùng  mà người dân quen  gọi là  Hùng Cá.

 Khởi nghiệp từ khai thác cá




Biệt danh Hùng Cá có lẽ xuấtphát từ sản lượng khai thác và nuôi trồng hàng đầu của anh ở vùng Hồng Ngự này.Anh nói: “Tui ăn học ít, 16 tuổi đã theo ba lênh đênh khắp vùng đầu nguồn đểbám theo nghề “bà cậu”. Hồi đó, nhỏ tuổi nhưng tui làm được". Rồi Hùng nóichắc nịch: “Một mình tui bắt 1 năm không dưới 200 tấn cá”. Mới chỉ ở tuổi 22,anh đã dám đứng ra đấu thầu khai thác cùng lúc hàng chục km kênh rạch ở vùngnày, rồi sang tỉnh PreyVeng (Campuchia) ký hợp đồng khai thác cá bên đó. Đó làchuyện của năm 1995 trở về trước.

Tích lũy được số vốn trongtay, đến năm 1996, Hùng Cá đã bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang nuôi cá bè.Trong số đoàn bè 500 chiếc của Hồng Ngự vào thời này thì đoàn bè của Hùng Cá đãhơn chục chiếc, bè lớn nhất có khả năng nuôi 120 tấn/vụ, còn bè nhỏ nhất nuôiđược 60 tấn/vụ, chiếm 25% sản lượng cá bè của huyện Hồng Ngự vào thời này.

Mỗi tháng, đoàn bè này xuấtbán 100 tấn cá nguyên liệu cho các nhà máy xuất khẩu, tháng cao điểm lên đến300 tấn. Làm sao nuôi được sản lượng lớn ở thời điểm khi mà khủng hoảng thừa cứlặp đi lặp lại liên tục? Hùng Cá thố lộ: “Nhờ sự trợ vốn, bao tiêu của xínghiệp mà gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn, phát triển đoàn bè. Nhiều lúc xínghiệp thiếu cá nguyên liệu cũng đành “bóp bụng” vớt cá “non” lên cung ứng choxí nghiệp để đảm bảo đúng hợp đồng xuất khẩu. Câu nói được anh lặp lại nhiềulần: “Cái gì cũng phải có trước có sau”.

Thời đó, chỉ với cám tấm, cávụn, với chục chiếc bè và vài hecta ao nuôi mà doanh số bán ra của Hùng Cá đãđạt đến con số 1 triệu USD/năm.

Bước ngoặt…

Thời điểm đáng nhớ là giữanăm 2003, khi Đồng Tháp chủ trương phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở vùngbãi bồi, Hùng Cá đã mạnh dạn đầu tư nạo vét 34 ha đất cồn thuộc xã Tân Thạnh vàTân Bình thuộc huyện Thanh Bình để nuôi cá. Ai thấy Hùng Cá làm cũng đều cườivì cho rằng sẽ khó trở thành hiện thực nhưng chỉ sau 4 tháng dãy ao nuôi đầutiên rộng 19 ha thuộc ấp Nam,xã Tân Thạnh hoàn thành trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Trên dãy ao nuôi dài gần 1,5km, Hùng Cá chia làm nhiều quầng nuôi, mỗi quầng rộng 60-70 mét, dài 100-120mét, được phân cách bởi tấm lưới thép. Nguồn nước bạc thông thoáng kết hợp vớithức ăn viên công nghiệp, tấm, cám, cá biển . . .mà ao nuôi cá ít bệnh, tỷ lệhao hụt thấp, thịt cá trắng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, bán được giá và chi phínuôi giảm. Thạc sĩ Dương Nghĩa Quốc, Phó GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp nhận xét: “Chuyểntừ nuôi bè sang nuôi ở vùng bãi bồi là sự nhạy bén trong tư duy của Hùng Cá vàđịnh ra được hướng làm ăn mới”.

Hiện nay, diện tích nuôi cáda trơn ở vùng bãi bồi của Hùng Cá đã lên đến 60 ha. Không dừng lại con số đó,Hùng Cá còn hợp đồng khai thác hơn 140 ha mặt nước vốn là những nơi bị bỏ trốngdo lấy đất làm đường và cụm tuyến dân cư thuộc các huyện Hồng Ngự, Tam Nông vàThanh Bình. Với 2 vụ nuôi, năm 2007 này sản lượng cá nuôi của Hùng Cá đạtkhoảng 30.000 tấn cá nguyên liệu, chiếm khoảng 15% sản lượng cá da trơn củaĐồng Tháp.

Để quản lý được những trạinuôi với sản lượng lớn, Hùng Cá lo toàn bộ chi phí, người phụ trách quầng nuôi,ao nuôi lo nhân công chăm sóc và báo cáo tình hình phát triển của cá hàng ngày,kết quả được hưởng cao hay thấp tùy thuộc vào kết quả chăm sóc đàn cá sau khitrừ tất cả chi phí, nhờ vậy mà kích thích được người nuôi tận tụy với côngviệc. Dạo quanh các trại nuôi xem nhân công đang tất bật với công việc, Hùng Cánhớ lại: “Lúc khởi công tôi cũng hơi “run” vì vốn đổ vào quá lớn nhưng tôi tinsẽ làm được”. Rồi anh nói một cách tâm đắc: “Có sức người sỏi đá cũng thànhcơm”

Vươn ra biển lớn…

Nhược điểm lớn nhất của nghềnuôi cá da trơn ở ĐBSCL là tình trạng khủng hoảng thừa cứ lặp đi lặp lại nhiềulần làm cho nghề nuôi luôn bấp bênh. Muốn bán được, người bán phải tự hạ giá,làm giá cá rớt thảm hại, người nuôi lỗ nặng và Hùng Cá cũng không ngoại lệ“nhiều lúc rơi nước mắt vì cá nuôi đến thời điểm bán mà không ai mua, càng nuôineo lại cá càng hao hụt. Còn bán thì bán thiếu, 5-7 tháng mới lấy được tiền”,Hùng Cá ngao ngán.

Để chủ động trong việc nuôi,cũng như để tự cứu mình, bước đi táo bạo của Hùng Cá là thành lập Công ty TNHHHùng Cá. Tháng 4/2006, Hùng Cá đã đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến thủy sảncông suất chế biến 45.000 tấn cá nguyên liệu/năm ngay tại khu công nghiệp vàvùng nguyên liệu huyện Thanh Bình và nhà máy đã chính thức hoạt động vào đầunăm 2007. Là người chuyên nuôi cá, nay đầu tư sang lĩnh vực chế biến, làm saocó đủ khả năng để bước vào thương trường với 1 cuộc chơi lớn?

Hùng Cá tự tin nói: “Tất cảđều mới nên phải vừa học, vừa làm và tôi tin là tôi sẽ làm được nhưng muốn thựchiện được thì phải đợi các con khôn lớn”. Hùng Cá có 3 người con trai tuổikhông quá 30 nhưng tất cả đều là những cộng sư đắc lực.

Để không bị lúng túng khinhà máy đi vào hoạt động, lúc khởi công cũng là lúc Hùng Cá thuê hẳn 2 nhà máychế biến thủy sản ở An Giang để kéo “quân” sang đó vừa chế biến cá xuất khẩu,vừa tìm khách hàng,vừa để luyện tay nghề. Hùng Cá nói: “Đây là bước tập dượtquan trọng và có ý nghĩa rất lớn cho vận hành nhà máy mới sau này”. Đến cuốinăm, công suất chế biến của nhà máy thủy sản Hùng Cá đạt khoảng 100 tấn/ngày,giải quyết việc làm cho 1.300 lao động, trong đó có 300 lao động có trình độ từtrung cấp đến đại học chuyên ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản, cùng vớihàng trăm lao động tại các trại nuôi. Thế là các sản phẩm thủy sản chế biến củaHùng Cá đã có mặt ở thị trường Mỹ, các nước châu Âu và châu Á.

Không dừng lại ở đó, bướcsang năm 2008, Hùng Cá cho biết, anh sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng kho lạnh10.000 tấn và nhà máy chế biến thức ăn thủy sản công suất 80.000tấn/năm để chủđộng hơn trong khâu chế biến xuất khẩu và khép kín qui trình sản xuất từ aonuôi đến chế biến và xuất khẩu. Với những bước đi phù hợp, tin chắc rằng,thương hiệu Hùng Cá sẽ vươn xa, góp phần vào việc phát triển nghề nuôi trồngthuỷ sản ở địa phương.

Bài cùng thư mục

0 comentários:

Đăng nhận xét