22/12/10

Trước vấn đề cấp bách của việc kiểm soát chất lượnggiống thủy sản, vừa qua, tại Hội thảo Sản xuất và Kinh doanh giống thủysản diễn ra tại Nha Trang, Hội Nghề cá Việt Nam đã đưa ra nhiều đề xuấtcó cơ sở, nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Mối lo chồng chất

Những năm gần đây,phong trào chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi trồng thủy sản (NTTS)diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc. Đến năm 2005, diện tích NTTS của ĐBSCLlà 310.850 ha, chiếm 82,4% diện tích chuyển đổi của cả nước, góp phầnđưa giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước từ 1 tỷ USD cuốinhững năm 1990 lên 4,2 tỷ USD năm 2009. Điều đó đồng nghĩa với việc nhucầu về con giống cũng tăng cao. Hiện, cả nước có 2.787 trại giống(2.471 trại giống sản xuất tôm sú và 316 trại giống sản xuất tôm hechân trắng...). Năm 2010, sản xuất giống cá tra được khoảng 1,8 tỷ con,tôm sú 25 tỷ con, tôm he chân trắng 20 tỷ con. Tuy nhiên, chất lượngcon giống vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, môi trườngNTTS bị ô nhiễm, dịch bệnh nhanh chóng lây lan, tôm cá chết hàng loạt,người nuôi bị thiệt hại...
Và sẽ là một thấtbại nếu không có biện pháp mạnh để kiểm soát chặt chẽ sự phát triển ồạt, tự phát không được quy hoạch ngay từ đầu hoặc quy hoạch bị phá vỡdo quản lý lỏng lẻo...
    
Năm 2010, sản xuất giống cá tra đạt khoảng 1,8 tỷ con         Ảnh: Thanh Nhã
Đề xuất cần thiết
Nhằm góp phần giảm thiểu những rủi ro, Hội Nghề cá Việt Nam sau khi khảo sát thực tế đã đưa ra kiến nghị:
Các cơ quan chức năng
- Tiếp tục đầu tư,nâng cấp và hoàn thiện các Trung tâm Giống Quốc gia, Trung tâm Giốngvùng và các Trung tâm Giống của địa phương, đủ điều kiện kỹ thuật trìnhđộ và năng lực nghiên cứu khảo nghiệm giống mới, sản xuất giống thuần,tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho hệ thống các trạigiống trong cả nước.
- Triển khai thựchiện pháp lệnh giống một cách triệt để, nghiêm túc và thường xuyênhơn... không dừng lại hiện tượng “phổ biến”, “đánh trống bỏ dùi” nhưlâu nay.
- Để kiểm soát chặtchẽ chất lượng con giống phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn củacơ quan quản lý ở Trung ương, địa phương theo hướng tăng cường quyềnlực cho cơ quan quản lý địa phương, phải trang bị đầy đủ, thiết bị máymóc, cán bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật để hoạt động có hiệu quả(tránh tình trạng chỉ có văn bản giao nhiệm vụ còn trang thiết bị máymóc không được đầu tư, con người thì thiếu...).
- Xây dựng tiêuchuẩn mẫu cho trại giống, chỉ cho phép những cơ sở, cá nhân và tổ chứcđủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định được hoạt động, tránh tình trạngphát triển ồ ạt không theo quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn.
Để xử lý những trạigiống đã xây dựng từ trước đến nay không đủ tiêu chuẩn, phá vỡ quyhoạch, không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường..., nên có một lộ trìnhđể từng trại giống xây dựng lại hoàn thiện hơn hoặc xóa bỏ.
Đối tượng kinh doanh
- Đối tượng buônbán kinh doanh giống phải kiểm soát chặt chẽ, được cấp phép hành nghề(sau khi kiểm tra cơ sở, kiến thức theo tiêu chuẩn của các cơ quan chứcnăng Nhà nước) tránh tình trạng nhập giống, lưu thông giống không đảmbảo các điều kiện kỹ thuật, không được kiểm soát chất lượng... làmthiệt hại cho người dân.
Về phía Nhà nước
- Tập trung tạo đàngiống bố mẹ thuần của Việt Nam (trước kia tôm sú bố mẹ phải nhập ngoạilà chủ yếu), nay chúng ta đã tự chủ được con giống, vậy các loại giốngkhác hiện nay còn phụ thuộc vào nước ngoài phải cố gắng trong thời giantới chúng ta có thể tạo ra giống bố mẹ thuần của Việt Nam đảm bảo chấtlượng và có thể xuất khẩu được.
Đây là việc khónhưng không phải không làm được, Nhà nước nhanh chóng xây dựng và đưatiêu chuẩn quốc gia đàn giống thuần vào thực hiện:
+ Xã hội hóa việcnghiên cứu phát triển giống: Nhà nước có tiêu chuẩn chặt chẽ đối vớicác cơ sở nghiên cứu và được kiểm soát chặt chẽ tránh tình trạng pháttriển vô tội vạ.
+ Xã hội hóa việcsản xuất giống thuần, xây dựng bộ giống thuần, đơn vị, cá nhân, trạigiống nào đủ tiêu chuẩn thì được phép hành nghề.
+ Xã hội hóa việckiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch bệnh, đánh giá tác độngmôi trường nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia trên cơ sởthực hiện nghiêm túc quy định, tiêu chuẩn và luật pháp của Nhà nước.
- Đối với khu vựcmiền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, Nhà nước cần có chính sách hỗtrợ đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển giống, đầu tư khoa học kỹ thuật,cán bộ kỹ thuật, chính sách vận chuyển giống, tiến tới từng bước chủđộng giống tại chỗ cho các khu vực này vào năm 2015.
-  Nhà nước có chính sách hỗ trợ ban đầu cho việc du nhập giống mới, sản xuất giống thuần, giống bố mẹ.
- Có chính sách hỗtrợ cho người nuôi khi nuôi khảo nghiệm giống mới hoặc khi vật nuôi bịthiệt hại do dịch bệnh, thiên tai, bão lũ, bị ảnh hưởng do biến độngcủa thị trường.
- Thành lập nhữnghiệp hội sản xuất kinh doanh giống thủy sản nhằm hỗ trợ giúp đỡ nhautrong chuyển giao khoa học - công nghệ sản xuất giống thuần, giống sạchbệnh, phòng trừ dịch bệnh, tham gia đóng góp tài chính, con giống hỗtrợ cho người nuôi khi bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ...                    
- Xử lý nghiêm khắcđối với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ nghiêm túc các quy định củaNhà nước trong quản lý chất lượng con giống, lưu thông kinh doanhgiống, xây dựng không theo quy hoạch..., kể cả người kiểm tra và bịkiểm tra.
Những vấn đề đượcnêu trên không mới, đã được các cơ quan chức năng ban hành, nhưng trongquá trình thực hiện chưa triệt để, thiếu đồng bộ... nên hiệu quả chưacao. Vì vậy, nếu thực hiện tốt những giải pháp trên, ngành NTTS củanước ta không những phát triển mạnh mà còn góp phần thúc đẩy nền kinhtế đất nước.
Vũ Mưa-thuysanvietnam.com.vn

Bài cùng thư mục

0 comentários:

Đăng nhận xét